Nuôi Lươn, Trạch - Làm Dễ Mà Lãi Cao

Về thôn Đức Long 3, xã An Nông, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) hỏi anh Lê Văn Phương nuôi lươn, trạch thì ai cũng biết. Nổi tiếng như vậy vì anh là người đầu tiên khởi xướng nghề nuôi lươn, trạch ở xã An Nông và là người trong xã có thu nhập cao từ nghề này.
Anh Phương tâm sự, trước đây anh chỉ nuôi ếch. Nuôi một thời gian, thấy hiệu quả không còn cao, anh quyết định giảm số lượng ếch để chuyển sang nuôi trạch. Theo anh Phương, nuôi trạch không khó, không cần nhiều diện tích. Thức ăn của trạch lúc nhỏ là cám công nghiệp, khi chúng lớn có thể tận dụng những cây cỏ có sẵn hoặc các loại sinh vật phù du trong môi trường nước để nuôi.
Đầu tư ít, không mất nhiều công chăm sóc nhưng trạch phát triển nhanh, hầu như không gặp dịch bệnh. Điều cần chú ý, trạch không chịu được nhiệt độ cao, nhiệt độ ao nuôi từ 28-30 độ là tốt nhất. Lúc đầu anh nuôi thử nghiệm với số lượng ít trên diện tích hơn 500m2 ao. Từ tiền bán trạch, anh đầu tư mở rộng diện tích ao nuôi. Hiện, mỗi năm anh Phương thu 1 tấn trạch thương phẩm, trừ chi phí còn lãi 50-70 triệu đồng/năm.
Cùng với nuôi trạch, anh còn nuôi lươn thịt và lươn giống. “Nuôi lươn khó hơn nuôi trạch vì thức ăn chủ yếu của chúng là đồ tươi sống nên tôi nuôi một ao cá nhỏ để đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng” - anh Phương cho hay. Mỗi năm anh thu 5 - 7 tạ lươn thịt, bán với giá 150.000 đồng/kg. Còn lươn giống, anh bán khoảng 80.000 con/năm.
Anh Phương cho biết, trừ hết chi phí, tổng thu nhập từ trạch và lươn mỗi năm của gia đình anh khoảng 100 triệu đồng. Không chỉ bán ở thị trường trong nước, lươn, trạch của anh còn xuất bán qua Trung Quốc. Tháng 5.2013, anh đã đấu thầu 0,5ha diện tích đất của xã để mở rộng quy mô chăn nuôi.
Bà con muốn học hỏi kinh nghiệm nuôi trạch, lươn hoặc muốn mua con giống, liên hệ với anh Phương, số điện thoại: 01656.469.692.
Có thể bạn quan tâm

Vào cuối tháng 11, chúng tôi tìm đến HTX xoài Mỹ Xương (xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) khi nhà vườn bắt đầu thu hoạch xoài nghịch vụ. HTX có 24 xã viên với diện tích SX là 40 ha. Hầu hết các hộ trồng xoài ở đây đều áp dụng kỹ thuật bao trái và tập tành mô hình SX theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Trong khi đó, nhiều loại cây trồng, như: cao su, điều, mía... đang lâm vào cảnh khó khăn về thị trường và giá cả. Nhiều địa phương trong đó có Đồng Nai, đang diễn ra tình trạng, nông dân ồ ạt chặt bỏ những cây trồng kém hiệu quả chuyển sang cây tiêu.

Nuôi trồng thủy sản được coi là một trong những thế mạnh của người dân xã Bằng Lãng (Chợ Đồn - Bắc Kạn) trong những năm gần đây. Nhờ con cá mà nhiều hộ dân có nguồn thức ăn để cải thiện bữa ăn hàng ngày, có thêm thu nhập để vươn lên ổn định cuộc sống và làm giàu.

Nhà máy đặt tại thôn Hữu Lộc, xã Mỹ Hiệp (huyện Phù Mỹ). BDSTAR lắp đặt dây chuyền sấy bã sắn nhằm góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, bã sắn khô sau khi sấy dùng làm nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc trên địa bàn tỉnh.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Phụng Hiệp, năm nay nước lũ thấp và rút nhanh nên bà con tranh thủ xuống giống sớm hơn. Các loại giống mía được nông dân lựa chọn như K88-92, K84-95, KK3, KK6, ROC 16, ROC 22…