Nuôi Lươn, Trạch - Làm Dễ Mà Lãi Cao

Về thôn Đức Long 3, xã An Nông, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) hỏi anh Lê Văn Phương nuôi lươn, trạch thì ai cũng biết. Nổi tiếng như vậy vì anh là người đầu tiên khởi xướng nghề nuôi lươn, trạch ở xã An Nông và là người trong xã có thu nhập cao từ nghề này.
Anh Phương tâm sự, trước đây anh chỉ nuôi ếch. Nuôi một thời gian, thấy hiệu quả không còn cao, anh quyết định giảm số lượng ếch để chuyển sang nuôi trạch. Theo anh Phương, nuôi trạch không khó, không cần nhiều diện tích. Thức ăn của trạch lúc nhỏ là cám công nghiệp, khi chúng lớn có thể tận dụng những cây cỏ có sẵn hoặc các loại sinh vật phù du trong môi trường nước để nuôi.
Đầu tư ít, không mất nhiều công chăm sóc nhưng trạch phát triển nhanh, hầu như không gặp dịch bệnh. Điều cần chú ý, trạch không chịu được nhiệt độ cao, nhiệt độ ao nuôi từ 28-30 độ là tốt nhất. Lúc đầu anh nuôi thử nghiệm với số lượng ít trên diện tích hơn 500m2 ao. Từ tiền bán trạch, anh đầu tư mở rộng diện tích ao nuôi. Hiện, mỗi năm anh Phương thu 1 tấn trạch thương phẩm, trừ chi phí còn lãi 50-70 triệu đồng/năm.
Cùng với nuôi trạch, anh còn nuôi lươn thịt và lươn giống. “Nuôi lươn khó hơn nuôi trạch vì thức ăn chủ yếu của chúng là đồ tươi sống nên tôi nuôi một ao cá nhỏ để đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng” - anh Phương cho hay. Mỗi năm anh thu 5 - 7 tạ lươn thịt, bán với giá 150.000 đồng/kg. Còn lươn giống, anh bán khoảng 80.000 con/năm.
Anh Phương cho biết, trừ hết chi phí, tổng thu nhập từ trạch và lươn mỗi năm của gia đình anh khoảng 100 triệu đồng. Không chỉ bán ở thị trường trong nước, lươn, trạch của anh còn xuất bán qua Trung Quốc. Tháng 5.2013, anh đã đấu thầu 0,5ha diện tích đất của xã để mở rộng quy mô chăn nuôi.
Bà con muốn học hỏi kinh nghiệm nuôi trạch, lươn hoặc muốn mua con giống, liên hệ với anh Phương, số điện thoại: 01656.469.692.
Có thể bạn quan tâm

ĐBSCL là vùng trồng lúa quan trọng nhất cả nước. Mặc dù năng suất và sản lượng lúa gia tăng, nhưng cuộc sống của người nông dân vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng lúa.

Mỗi năm, Việt Nam sản xuất gần 4 triệu tấn thức ăn thủy sản (TĂTS) nhưng việc kiểm soát chất lượng mặt hàng lại đang bị buông lỏng, khiến nông dân hứng chịu không ít thiệt hại.

Ngày 12-12, Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị sơ kết công tác triển khai mô hình chuỗi thí điểm cá rô đồng cung cấp thực phẩm an toàn tại tỉnh Hậu Giang năm 2013. Đến dự, có đại diện lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Nam bộ, một số tỉnh khu vực ĐBSCL và nông dân trên địa bàn tỉnh.

“Hồi mới bắt tay vào nuôi lươn không bùn, nhiều người tới coi, tỏ ra bán tín bán nghi, cứ lắc đầu vì làm như thế là khác với tập tính của lươn ngoài tự nhiên. Không nản chí, ngày đêm vợ chồng tôi âm thầm thay nhau chăm sóc đàn lươn. Không phụ lòng người, đàn lươn trong bể phát triển từng ngày thấy rõ, gia đình thu lãi 50 triệu đồng sau 6 tháng nuôi” – Ông Hồng cho hay.

Nhờ áp dụng tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tổng hợp quy mô xã nên đàn gia cầm ở xã Liên Sơn, huyện Tân Yên (Bắc Giang) luôn được bảo vệ an toàn.