Nuôi Lươn, Trạch - Làm Dễ Mà Lãi Cao

Về thôn Đức Long 3, xã An Nông, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) hỏi anh Lê Văn Phương nuôi lươn, trạch thì ai cũng biết. Nổi tiếng như vậy vì anh là người đầu tiên khởi xướng nghề nuôi lươn, trạch ở xã An Nông và là người trong xã có thu nhập cao từ nghề này.
Anh Phương tâm sự, trước đây anh chỉ nuôi ếch. Nuôi một thời gian, thấy hiệu quả không còn cao, anh quyết định giảm số lượng ếch để chuyển sang nuôi trạch. Theo anh Phương, nuôi trạch không khó, không cần nhiều diện tích. Thức ăn của trạch lúc nhỏ là cám công nghiệp, khi chúng lớn có thể tận dụng những cây cỏ có sẵn hoặc các loại sinh vật phù du trong môi trường nước để nuôi.
Đầu tư ít, không mất nhiều công chăm sóc nhưng trạch phát triển nhanh, hầu như không gặp dịch bệnh. Điều cần chú ý, trạch không chịu được nhiệt độ cao, nhiệt độ ao nuôi từ 28-30 độ là tốt nhất. Lúc đầu anh nuôi thử nghiệm với số lượng ít trên diện tích hơn 500m2 ao. Từ tiền bán trạch, anh đầu tư mở rộng diện tích ao nuôi. Hiện, mỗi năm anh Phương thu 1 tấn trạch thương phẩm, trừ chi phí còn lãi 50-70 triệu đồng/năm.
Cùng với nuôi trạch, anh còn nuôi lươn thịt và lươn giống. “Nuôi lươn khó hơn nuôi trạch vì thức ăn chủ yếu của chúng là đồ tươi sống nên tôi nuôi một ao cá nhỏ để đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng” - anh Phương cho hay. Mỗi năm anh thu 5 - 7 tạ lươn thịt, bán với giá 150.000 đồng/kg. Còn lươn giống, anh bán khoảng 80.000 con/năm.
Anh Phương cho biết, trừ hết chi phí, tổng thu nhập từ trạch và lươn mỗi năm của gia đình anh khoảng 100 triệu đồng. Không chỉ bán ở thị trường trong nước, lươn, trạch của anh còn xuất bán qua Trung Quốc. Tháng 5.2013, anh đã đấu thầu 0,5ha diện tích đất của xã để mở rộng quy mô chăn nuôi.
Bà con muốn học hỏi kinh nghiệm nuôi trạch, lươn hoặc muốn mua con giống, liên hệ với anh Phương, số điện thoại: 01656.469.692.
Có thể bạn quan tâm

Mới chớm mùa Đông, nhiều nơi trên địa bàn huyện Quản Bạ có nhiệt độ lạnh về đêm, thường xuyên có sương muối dày đặc vào buổi sáng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất; trong đo, việc bảo vệ đàn trâu, bò luôn là mối quan tâm của đồng bào nơi đây. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống rét cho đàn gia súc và vật nuôi.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, diện tích cây cao su toàn tỉnh bị thanh lý và chặt bỏ là 1.749 ha. Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: "Ngành cao su không nên chạy theo diện tích mà nên đi vào hướng thâm canh, tăng năng suất, tăng hiệu quả. Đặc biệt là tìm cách chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu".

Nhiều thương lái thu mua cua biển ở Cà Mau khẳng định, không có chuyện cua biển Cà Mau “bò” ra các vỉa hè ở Hà Nội hay trên Sài Gòn với giá siêu rẻ.

Hiện toàn huyện có gần 6.000 đàn ong, bình quân mỗi đàn cho 3 lít mật/năm, tập trung nhiều ở các xã Giàng Chu Phìn, Thượng Phùng, Xín Cái, Pải Lủng, Sủng Trà và thị trấn Mèo Vạc... Thời điểm này, các chủ ong đang bắt đầu thu hoạch mật ong với sản lượng đạt khá cao.

Trong những năm gần đây, chăn nuôi dần trở thành ngành chủ lực của tỉnh, góp phần mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Tuy nhiên, với những vướng mắc đang tồn tại đã khiến ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn và cần có giải pháp hữu hiệu để vực dậy lĩnh vực này.