Nuôi Lợn Rừng, Thu Hơn 200 Triệu Đồng/năm

Những người làm công tác đoàn ở huyện Lục Nam (Bắc Giang) ai cũng biết chàng thanh niên Nguyễn Thế Thương, Bí thư Đoàn xã Trường Sơn, một người vừa ham mê công tác xã hội, vừa làm kinh tế giỏi.
Sinh năm 1984 trong một gia đình thuần nông ở thôn Chẳm (thôn thuộc xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Lục Nam), học xong phổ thông, Nguyễn Thế Thương đã trải qua nhiều công việc để mưu sinh. Đi nhiều, biết nhiều song chàng thanh niên trẻ luôn trăn trở làm gì để có cuộc sống ấm no trên chính quê hương mình, đi làm thuê chỉ là đi để học hỏi mọi người cách làm kinh tế.
Sau nhiều năm bươn chải, năm 2007, qua đọc báo, nghe đài thấy có giống lợn rừng mới được đưa vào nuôi có nhiều ưu thế vượt trội hơn so với giống lợn nhà, Thương đã vận động bố mẹ vay giúp 15 triệu đồng để nuôi lợn rừng. Những năm đầu giá con giống cao, Thương chỉ có tiền để mua 4 con lợn giống, rồi tự học hỏi kiến thức chăn nuôi.
Thương tâm sự: "Em thấy lợn rừng dễ nuôi, thức ăn của chúng chỉ là rau củ quả trong ruộng vườn, chút khoai sắn trên đồi nên chi phí không cao, đặc biệt là lợn rừng không ăn cám công nghiệp nên có thể coi đây là sản phẩm sạch. Thêm vào đó là chi phí đầu tư làm chuồng trại cũng đơn giản, nền bằng đất và trải rơm vào mùa đông giữ ấm cho chúng lúc ngủ là được, hàng ngày lợn được thả rông”.
Vừa nuôi, vừa rút kinh nghiệm, Thương mạnh dạn cho sinh sản cung cấp giống với giá thấp, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con xung quanh cùng nuôi. Hiện nay, Thương có một đàn lợn nái 12 con và một con lợn đực giống. Quy mô trang trại cũng được mở rộng lên đến 3.000m2 để phù hợp với bản tính hoang dã của loài vật nuôi này.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh còn tích cực tham gia vào phong trào Đoàn thanh niên thôn với cương vị là Bí thư Chi đoàn. Từ khi Thương đảm trách nhiệm vụ này, Chi đoàn thôn luôn hoạt động tích cực, tỷ lệ thu hút thanh niên cao.
Thanh niên tham gia hoạt động đoàn còn được Thương chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lợn giống để chăn nuôi. Với những đóng góp tích cực cho phong trào đoàn ở địa phương, năm 2011, Thương được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Đoàn xã Trường Sơn.
Không có thành công nào mà không có mồ hôi, Thương đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất khi năm đầu tiêu thụ còn khó khăn, nay thì khác, người tiêu dùng đã biết đến, ưa chuộng những sản phẩm sạch.
Ngay như Tết Nguyên đán vừa qua, Thương cung cấp ra thị trường khoảng một tấn lợn hơi, với giá bán 130 nghìn đồng/kg, thu về hơn 100 triệu đồng. Nếu tính cả năm 2013, Thương có nguồn thu từ lợn rừng lên đến hơn 200 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Nguyễn Hồ, chủ trang trại nuôi chim cút Nguyễn Hồ, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cho biết, từ cuối năm 2013 đến nay, trang trại của ông phối hợp với Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang đã xuất sang Nhật Bản hơn 12 triệu trứng cút đóng lon, với giá cao hơn thị trường nội địa khoảng 20%.

Vừa qua, tại huyện Cái Bè và Cai Lậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp cùng với Chi cục Thủy sản tổ chức 2 cuộc hội nghị triển khai Thông tư số 23/2014/TT-BNNPTNT ngày 29-7-2014 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra cho đối tượng là các doanh nghiệp và hộ nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh.

Sáng 11-9, Phòng Kinh tế TP. Mỹ Tho tổ chức cho 70 nông dân ở các tổ hợp tác thuộc xã Tân Mỹ Chánh, xã Mỹ Phong và các câu lạc bộ, tổ hợp tác trồng bưởi da xanh theo mô hình VietGAP đi thực tế các mô hình trồng và thu mua bưởi da xanh ở tỉnh Bến Tre.

Chiều 11/9, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã thông báo hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới, trả lời các câu hỏi của phóng viên về những vấn đề báo chí quan tâm.

Trước khi xuống giống, các nhà vườn trồng thanh long ở Đài Loan đánh luống cao để tránh bị úng nước. Ngoài cây trụ cho thanh long bám, nhà vườn Đài Loan còn làm giá đỡ. Trong quá trình phát triển, cây thanh long được cung cấp thêm dưỡng chất canxi bằng cách rải nhiều vỏ trứng gà vịt, vỏ trấu vào gốc cây, tạo độ tơi xốp và mát cho rễ cây bởi nó có bộ rễ ăn lan mặt đất.