Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Lợn Nhận Lương

Nuôi Lợn Nhận Lương
Ngày đăng: 13/05/2014

Nói về thành công trong việc xây dựng kinh tế trang trại ở xã Sơn Đông (thị xã Sơn Tây, TP.Hà Nội) không thể không nhắc đến ông Phùng Văn Chính (thôn Tân Phú).

Trước đây, nguồn thu chính của gia đình ông Chính dựa vào mấy sào ruộng, thu nhập không đủ, ông luôn suy nghĩ tìm cách “đuổi” đói nghèo. Năm 2006, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ông Chính chuyển diện tích đất ruộng của gia đình và mua thêm đất của xã để xây dựng trang trại nuôi lợn. Thời điểm đó, ông được Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Thái Lan (Công ty CP) chọn tham gia mô hình liên kết chăn nuôi lợn.

“Liên kết với Công ty CP, tôi chỉ cần đầu tư chuồng trại, công ty sẽ cung cấp giống, thức ăn, thuốc thú y. Mỗi đợt thu hoạch, tôi được hưởng lợi nhuận 3.000 đồng/kg, nếu thiệt hại thì công ty sẽ chịu hoàn toàn chi phí”- ông Chính kể.

Sau đó, ông được cán bộ Hội ND xã hướng dẫn làm đơn vay vốn của Ngân hàng NNPTNT. Khi đã có vốn, ông đầu tư xây dựng chuồng trại rồi nhận 1.000 con lợn thịt của Công ty CP về nuôi trên diện tích 1.600m2. Ông Chính cho biết: “Để lợn phát triển nhanh và đạt trọng lượng cao, phải cho chúng ăn theo tiêu chuẩn, giữ vệ sinh chuồng trại, hạn chế tiếp xúc với người lạ để ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh”.

Để không thất bại, ông thuê kỹ sư, bác sĩ thú y về giám sát trong quá trình chăn nuôi. Định kỳ hàng tháng Công ty CP cũng cử người xuống trang trại kiểm tra quá trình chăn nuôi, cách làm này đã đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho đôi bên.

Trang trại của gia đình ông Chính gồm 12 ô chuồng, chia thành 2 dãy nhà, thu 4 lứa/năm. Sau khi quyết toán với công ty, ông thu về lợi nhuận 200 triệu đồng/năm.

Khi đã có thu nhập, ông không quên ủng hộ kinh phí để xây dựng quê hương. Hàng năm, ông ủng hộ từ 15-20 triệu đồng cho UBND xã đầu tư các chương trình khuyến học; ủng hộ 30% ngày công (quy ra tiền) để làm các công trình đường giao thông nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới.


Có thể bạn quan tâm

Ma trận thị trường yến sào Ma trận thị trường yến sào

Những năm gần đây, phong trào nuôi yến ở Bình Định phát triển mạnh mẽ, hiện có khoảng 100 cơ sở nuôi, khai thác yến. Đi liền đó, các cơ sở mua bán, kinh doanh mặt hàng này cũng nở rộ.

22/07/2015
Trồng nấm linh chi, nấm rơm cho hiệu quả kinh tế hộ Trồng nấm linh chi, nấm rơm cho hiệu quả kinh tế hộ

Được sự hỗ trợ từ Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (Sở Khoa học & Công nghệ), Phòng Kinh tế huyện Tánh Linh, HTX Dịch vụ nông nghiệp Lạc Tánh đã triển khai mô hình liên kết trồng nấm linh chi, nấm rơm, sản xuất phân hữu cơ từ giá thể trồng nấm trên diện tích nhỏ tại vườn nhà anh Nguyễn Ngọc Dũng (khu phố Lạc Tín, thị trấn Lạc Tánh) mang lại hiệu quả kinh tế hộ gia đình.

22/07/2015
Võ Mao ngư dân làm giàu từ biển Võ Mao ngư dân làm giàu từ biển

Thời gian qua, phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi ở thị trấn Phan Rí Cửa (Tuy Phong) có nhiều bước phát triển, nhiều mô hình làm kinh tế có hiệu quả. Cũng từ phong trào này, đã xuất hiện nhiều tấm gương ngư dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu, mà anh Võ Mao (SN 1960), thuộc KP Hải Tân 1, Phan Rí Cửa là một điển hình.

22/07/2015
Tìm hướng đi cho ngành mía đường trong nước Tìm hướng đi cho ngành mía đường trong nước

Theo cam kết, đến năm 2018, thuế suất đối với thuế nhập khẩu mía đường từ các nước trong khu vực ASEAN sẽ về 0%, thay vì 30% như hiện nay. Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ đối với ngành mía đường Việt Nam.

22/07/2015
Trái mắc ca không biết tiêu thụ ở đâu Trái mắc ca không biết tiêu thụ ở đâu

Đó là phản ảnh của nhiều người dân trồng mắc ca ở Đắk Lắk sau khi thu hoạch trái mắc ca, chưa kể vườn cây cho rất ít trái so với “hứa hẹn”.

22/07/2015