Nuôi lợn giỏi, cho 8 con học đại học

Những năm 1995 - 1996, ông Cảnh chủ yếu nuôi lợn thịt. Thời điểm đó, ông nuôi lợn lớn nhanh nhưng khi xuất chuồng, tính kỹ thì lãi vẫn không nhiều, bởi chi phí cao và giá cả thường bấp bênh. Bài học ông rút ra là muốn duy trì nghề này, người chăn nuôi phải chủ động về nguồn giống, thức ăn.
Cùng lúc ấy, hưởng ứng phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi do Hội Nông dân phường phát động, vợ chồng ông quyết định chọn mô hình nuôi lợn nái. Mới đầu, gia đình ông chỉ nuôi 2 – 3 con. Sau vài lứa nuôi, ông thấy nuôi lợn nái có lợi hơn… Đúc kết được kinh nghiệm và nhờ tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật do Hội Nông dân phường tổ chức, vợ chồng ông đã nâng dần số lợn nái lên trên 10 con.
Với lượng nái này, mỗi tháng ông xuất 2 - 3 đàn, trừ chi phí, lợi nhuận thu được trên dưới 9 triệu đồng/đàn. Đó là chưa kể phần lợi tiết kiệm mỗi tháng gần 1 triệu đồng chất đốt từ hệ thống hầm biogas. Mức thu nhập này đã giúp gia đình ông có điều kiện nuôi 8 người con học hành đến nơi đến chốn… Hiện 7 người con lớn của ông đã tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định; chỉ còn một cô con gái đang học năm thứ 3, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
Làm kinh tế giỏi, ông Trần Thanh Cảnh là hội viên nông dân tiêu biểu của Chi hội 7. Mặc dù tuổi cao nhưng ông rất tích cực tham gia sinh hoạt hội, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với bà con lối xóm; đi đầu các phong trào do Hội Nông dân phường phát động.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây giá thu mua quả mây lên tới gần 100.000 đồng/kg nên người dân ở huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế đua nhau vào rừng hái loại quả này bán sang Trung Quốc.

87% người dân được khảo sát cảm thấy “không an tâm về độ an toàn của trái cây trên thị trường”, nhưng đa số cho biết không từ bỏ loại thức ăn này mà tìm nhiều cách để an toàn hơn khi sử dụng.

Ngày 20.9, ông Phan Đình Hinh, Chủ tịch UBND xã Hộ Độ (H.Lộc Hà, Hà Tĩnh), cho biết trong 3 ngày qua, các lồng cá nuôi của 26/49 hộ dân trong xã chuẩn bị cho thu hoạch đã bị chết hàng loạt (ảnh), tổng thiệt hại ước tính hơn 3 tỉ đồng.

Ngày 20.9, trao đổi với PV Thanh Niên, Chánh thanh tra Sở NN-PTNT Tây Ninh Trần Văn Thạnh cho biết đơn vị này vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 cơ sở có hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi với tổng số tiền 80 triệu đồng.

Hơn một tháng qua, nhiều hộ dân ở xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) không khỏi buồn rầu vì vụ lúa mùa thất bát. Trước đó, lúa vẫn làm đòng, trổ bông nhưng qua thời gian sinh trưởng, chỉ cho toàn hạt lép.