Nuôi lợn giỏi, cho 8 con học đại học

Những năm 1995 - 1996, ông Cảnh chủ yếu nuôi lợn thịt. Thời điểm đó, ông nuôi lợn lớn nhanh nhưng khi xuất chuồng, tính kỹ thì lãi vẫn không nhiều, bởi chi phí cao và giá cả thường bấp bênh. Bài học ông rút ra là muốn duy trì nghề này, người chăn nuôi phải chủ động về nguồn giống, thức ăn.
Cùng lúc ấy, hưởng ứng phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi do Hội Nông dân phường phát động, vợ chồng ông quyết định chọn mô hình nuôi lợn nái. Mới đầu, gia đình ông chỉ nuôi 2 – 3 con. Sau vài lứa nuôi, ông thấy nuôi lợn nái có lợi hơn… Đúc kết được kinh nghiệm và nhờ tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật do Hội Nông dân phường tổ chức, vợ chồng ông đã nâng dần số lợn nái lên trên 10 con.
Với lượng nái này, mỗi tháng ông xuất 2 - 3 đàn, trừ chi phí, lợi nhuận thu được trên dưới 9 triệu đồng/đàn. Đó là chưa kể phần lợi tiết kiệm mỗi tháng gần 1 triệu đồng chất đốt từ hệ thống hầm biogas. Mức thu nhập này đã giúp gia đình ông có điều kiện nuôi 8 người con học hành đến nơi đến chốn… Hiện 7 người con lớn của ông đã tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định; chỉ còn một cô con gái đang học năm thứ 3, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
Làm kinh tế giỏi, ông Trần Thanh Cảnh là hội viên nông dân tiêu biểu của Chi hội 7. Mặc dù tuổi cao nhưng ông rất tích cực tham gia sinh hoạt hội, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với bà con lối xóm; đi đầu các phong trào do Hội Nông dân phường phát động.
Có thể bạn quan tâm

Bón bằng phân sinh khối giun quế. Theo chu kỳ, toàn bộ diện tích này được chủ nhân phun bằng dung dịch ngâm giun quế và các chế phẩm sinh học.

Ông Lê Văn Hùng (Vĩnh Long) là một công nhân nhưng có máu đam mê trồng trọt. Sau một thời gian mưu sinh ở TP.HCM, ông đã về quê gắn bó với cây trái miệt vườn.

Về nguồn thức ăn cho đàn ba ba, hiện nay mỗi ngày anh Quang cho 300.000 con ba ba giống và ba ba thịt thương phẩm ăn 2 lần trong ngày

Với ý tưởng nhờ mận “che bóng” cho cà phê, cách trồng xen này đã mang về cho lão nông 250 triệu đồng mỗi năm.

Các giống ba ba đưa vào nuôi lồng ghép với cá trắm, chép, trê lai là ba ba gai, ba ba tía và ba ba xanh, trong đó ba ba gai có chất lượng và giá trị kinh tế cao