Nuôi Lợn Bằng Thức Ăn Lên Men Lỏng

Lợn nuôi bằng thức ăn lên men lỏng có mức tiêu thụ thức ăn thấp hơn so với lợn nuôi bằng thức ăn công nghiệp từ 5 - 10%, giúp các hộ dân giảm chi phí thức ăn/1 kg tăng trọng từ 10 - 20%
Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa đã triển khai mô hình “Chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ sử dụng thức ăn lỏng” tại các xã Vĩnh Hưng (Vĩnh Lộc), Hoằng Trung (Hoằng Hóa) và Đông Nam (Đông Sơn). Với quy mô mỗi điểm 90 con lợn giống F1, 18 hộ tham gia nuôi trong 4 tháng.
Các hộ tham gia được cán bộ khuyến nông chuyển giao kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, sử dụng bột ngô phối trộn, ngâm ủ với cám gạo hoặc lúa nghiền và thức ăn đậm đặc để nuôi lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi nên không có dịch bệnh xảy ra. Nhờ đó đàn lợn khoẻ mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt, tăng trọng nhanh.
Sau 3 tháng nuôi, bà con cho biết tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn đạt 100%, trọng lượng trung bình đạt 80 kg/con, cao hơn so với nuôi đại trà. Đặc biệt hơn, lợn nuôi bằng thức ăn lên men lỏng có mức tiêu thụ thức ăn thấp hơn so với lợn nuôi bằng thức ăn công nghiệp từ 5 - 10%, giúp các hộ dân giảm chi phí thức ăn/1 kg tăng trọng từ 10 - 20%, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, các phụ phẩm nông nghiệp, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường…
Anh Lê Văn Thống tham gia mô hình chia sẻ, nuôi lợn thịt bằng thức ăn lên men lỏng cho hiệu quả cao, vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí, mà vẫn đem lại hiệu quả kinh tế. Điều đặc biệt là đàn lợn da vẫn bóng mượt, ít bệnh, phân nhuyễn, giảm mùi.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nuoi-lon-bang-thuc-an-len-men-long-post135175.html
Có thể bạn quan tâm

Bởi Bình Nghi là địa phương đầu tiên của Bình Định du nhập cây dưa hấu từ Khánh Hòa về SX trên đồng đất quê nhà, sau đó hàng ngàn người dân ở đây rủ nhau đi khắp nơi thuê đất để trồng dưa hấu. Khoảng gần 20 năm nay, cây dưa hấu trở thành nguồn sống chính của người dân ở đây.

Mặc dù có lợi thế về diện tích mặt nước và thị trường tiêu thụ nhưng hiện nay, hiệu quả nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn Hà Nội vẫn tương đối thấp do chất lượng nguồn nước suy giảm, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, hạ tầng thiếu và yếu...

Sóc Trăng là tỉnh trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có phong trào chăn nuôi bò sữa phát triển và trong tương lai mô hình này vẫn tiếp tục được đầu tư thông qua dự án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020. Tuy nhiên để nuôi bò hiệu quả cần nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về con giống.

Huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vừa tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình nuôi tôm nước lợ năm 2014. Đến dự có đồng chí Lê Văn Hiểu - Bí thư Huyện ủy; đồng chí Phạm Hồng Văn - Phó Chủ tịch UBND huyện, cùng đại diện lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể huyện tham dự.

Qua xét nghiệm, có 136/481 mẫu tôm nhiễm MBV, 2 mẫu tôm nhiễm đốm trắng, 4 mẫu tôm nhiễm đầu vàng, số còn lại không nhiễm bệnh. Đối với 11 mẫu nước, không có mẫu nhiễm khuẩn. Các trạm kiểm dịch động vật cũng đã kiểm tra, kiểm dịch 593,05 triệu con tôm post.