Nuôi Lợn Bằng Thức Ăn Lên Men Lỏng

Lợn nuôi bằng thức ăn lên men lỏng có mức tiêu thụ thức ăn thấp hơn so với lợn nuôi bằng thức ăn công nghiệp từ 5 - 10%, giúp các hộ dân giảm chi phí thức ăn/1 kg tăng trọng từ 10 - 20%
Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa đã triển khai mô hình “Chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ sử dụng thức ăn lỏng” tại các xã Vĩnh Hưng (Vĩnh Lộc), Hoằng Trung (Hoằng Hóa) và Đông Nam (Đông Sơn). Với quy mô mỗi điểm 90 con lợn giống F1, 18 hộ tham gia nuôi trong 4 tháng.
Các hộ tham gia được cán bộ khuyến nông chuyển giao kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, sử dụng bột ngô phối trộn, ngâm ủ với cám gạo hoặc lúa nghiền và thức ăn đậm đặc để nuôi lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi nên không có dịch bệnh xảy ra. Nhờ đó đàn lợn khoẻ mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt, tăng trọng nhanh.
Sau 3 tháng nuôi, bà con cho biết tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn đạt 100%, trọng lượng trung bình đạt 80 kg/con, cao hơn so với nuôi đại trà. Đặc biệt hơn, lợn nuôi bằng thức ăn lên men lỏng có mức tiêu thụ thức ăn thấp hơn so với lợn nuôi bằng thức ăn công nghiệp từ 5 - 10%, giúp các hộ dân giảm chi phí thức ăn/1 kg tăng trọng từ 10 - 20%, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, các phụ phẩm nông nghiệp, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường…
Anh Lê Văn Thống tham gia mô hình chia sẻ, nuôi lợn thịt bằng thức ăn lên men lỏng cho hiệu quả cao, vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí, mà vẫn đem lại hiệu quả kinh tế. Điều đặc biệt là đàn lợn da vẫn bóng mượt, ít bệnh, phân nhuyễn, giảm mùi.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nuoi-lon-bang-thuc-an-len-men-long-post135175.html
Có thể bạn quan tâm

Giá trị xuất khẩu thủy sản 8 tháng năm 2015 theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 4,13 tỷ USD, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2014.

Tình trạng lạm dụng dùng chất cấm trong chăn nuôi đang ở mức báo động, đặc biệt là ở khu vực phía Nam. Nhiều “ông lớn” trong ngành sản xuất cám, chăn nuôi đã bị bêu tên lần này...

Đang chính vụ nhưng thương lái Trung Quốc giảm thu mua vì tỷ giá biến động khiến nông sản này bị bán rẻ như cho.

Qua phối hợp với Cục cảnh sát C46, Bộ Công an, Đoàn thanh tra của Bộ NNPTNT đã phát hiện nhiều vụ sử dụng chất cấm tăng trọng lợn – đó là thông tin được ông Phạm Tiến Dũng – Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ NNPTNT) cho biết vào ngày 31.8, tại buổi họp báo của Bộ NNPTNT.

Nhiều ý kiến cho rằng, một khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, nông sản Việt Nam, nhất là chăn nuôi sẽ “hết cửa” khi bị các sản phẩm nước ngoài tràn vào cạnh tranh... Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, nông sản chúng ta vẫn còn một “cánh cửa hẹp” để lách qua nếu nỗ lực khắc phục khó khăn.