Nuôi Kỳ Đà - Nghề Mới Đầy Triển Vọng

Vốn đầu tư ít, thu lãi nhiều, dễ nuôi, hiện nghề nuôi kỳ đà ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đang đầy triển vọng phát triển.
Kỳ đà là loài động vật hoang dã không nằm trong danh mục cấm khai thác, do sức hấp dẫn của các món ăn chế biến từ thịt và trứng kỳ đà cũng như bộ da và đặc biệt là túi mật nên số lượng kỳ đà ngoài tự nhiên bị cạn kiệt do con người săn bắt quá nhiều. Nhận thấy giá trị kinh tế từ nuôi kỳ đà, nhiều người dân trong xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường đã đưa con kỳ đà vào nuôi. Nhiều hộ mạnh dạn đầu tư nuôi với quy mô lớn, cho thu lãi cả trăm triệu đồng/năm. Hiện nghề đang lan mạnh ra các địa phương như Yên Lập, thị trấn Thổ Tang (Vĩnh Tường)...
Ông Phạm Văn Lịch, Chủ nhiệm HTX DV Nông nghiệp Vĩnh Sơn cho biết: trung bình mỗi lứa, gia đình ông nuôi khoảng 100 con, với giá 400 nghìn/kg thịt thương phẩm, trừ chi phí mỗi vụ gia đình ông thu lãi gần 60 triệu đồng. Kỳ đà dễ nuôi, vốn ít, lời cao, có thể tận dụng diện nhỏ để nuôi. Nuôi kỳ đà ít lo lắng chuyện dịch bệnh, kỹ thuật nuôi không khó. Thức ăn đơn giản chỉ là cóc, ếch nhái, gà vịt, tôm cá, thịt lợn, thịt động vật loại nhỏ...giúp chúng lớn nhanh và cũng chính là thuốc phòng ngừa bệnh táo bón. Kỳ đà sinh trưởng, phát triển mạnh sau mỗi lần lột xác (lột da).
Kỳ đà tuy dễ nuôi nhưng không thể nuôi quanh năm vì chúng không chịu được lạnh. Trong thời tiết lạnh, kỳ đà không chịu ăn, dễ mắc bệnh và chết. Vì vậy, mỗi năm người dân chỉ nuôi được một lứa, bắt đầu nuôi từ đầu tháng 4, sau 3 - 4 tháng khi trọng lượng gấp 2 - 3 lần (khoảng 3 - 3,5 kg) thì xuất bán. Nuôi kỳ đà cần phải chú ý đảm bảo vệ sinh chuồng trại, không để nguồn nước uống của chúng bị nhiễm bẩn vì kỳ đà dễ mắc một số bệnh như: viêm ngoài da, táo bón, tiêu chảy, ký sinh trùng đường ruột, ký sinh trùng ngoài da...
Ông Hạ Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn cho biết: xã Vĩnh Sơn đã thu hút được 50% hộ nuôi kỳ đà, mỗi năm nhập hàng chục tỷ đồng. Hiện thịt kỳ đà rất được ưa chuộng trong các nhà hàng, khách sạn và không đủ cung cấp cho thị trường. Xã đang khuyến khích người dân phát triển mạnh việc nuôi kỳ đà để tạo vùng hàng hóa lớn, mở rộng thị trường tiêu thụ...
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình vừa có thêm 63 ha thanh long được cấp giấy chứng nhận Global GAP, nâng tổng diện tích thanh long đạt tiêu chuẩn Global GAP trong toàn tỉnh đạt gần 220 ha. Cụ thể là các trang trại Kim Hải (xã Tân Lập, Hàm Thuận Nam) với diện tích 30ha; trang trại Trương Tấn Luận (xã Hàm Hiệp, Hàm Thuận Bắc) 4 ha và trang trại Hồng Ân (xã Hải Ninh, Bắc Bình) với 29 ha.

Cây ngô lai không chỉ thay thế dần cây sắn, đậu tương mà còn giúp nông dân tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Ở các huyện miền núi phía bắc, diện tích tự nhiên chủ yếu là đồi núi, đất SX nông nghiệp ít nên địa phương đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả.

Sở Khoa học và Công nghệ đang phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả trung ương tiến hành đề tài "Nghiên cứu chất lượng đặc thù, điều kiện tự nhiên của vùng trồng quýt", đây là bước tiến tới xây dựng chỉ dẫn địa lý cho loại cây trồng này

Gần một tháng trở lại đây, ở Bắc Giang, lợn hơi giảm giá mạnh, thị trường tiêu thụ thịt lợn trầm lắng. Người chăn nuôi thua lỗ mà nguyên nhân chính là do chất tạo nạc đã được phát hiện trên thịt lợn và thức ăn chăn nuôi.

Hôm qua 22/2, tại TP HCM đã diễn ra buổi họp báo giới thiệu về Festival dừa Bến Tre lần III, năm 2012 (từ ngày 5- 10/4/2012) với chủ đề "Cây dừa Bến Tre trên đường hội nhập và phát triển" do UBND tỉnh Bến Tre tổ chức.