Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Kỳ Đà - Nghề Mới Đầy Triển Vọng

Nuôi Kỳ Đà - Nghề Mới Đầy Triển Vọng
Ngày đăng: 13/06/2013

Vốn đầu tư ít, thu lãi nhiều, dễ nuôi, hiện nghề nuôi kỳ đà ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đang đầy triển vọng phát triển.

Kỳ đà là loài động vật hoang dã không nằm trong danh mục cấm khai thác, do sức hấp dẫn của các món ăn chế biến từ thịt và trứng kỳ đà cũng như bộ da và đặc biệt là túi mật nên số lượng kỳ đà ngoài tự nhiên bị cạn kiệt do con người săn bắt quá nhiều. Nhận thấy giá trị kinh tế từ nuôi kỳ đà, nhiều người dân trong xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường đã đưa con kỳ đà vào nuôi. Nhiều hộ mạnh dạn đầu tư nuôi với quy mô lớn, cho thu lãi cả trăm triệu đồng/năm. Hiện nghề đang lan mạnh ra các địa phương như Yên Lập, thị trấn Thổ Tang (Vĩnh Tường)...

Ông Phạm Văn Lịch, Chủ nhiệm HTX DV Nông nghiệp Vĩnh Sơn cho biết: trung bình mỗi lứa, gia đình ông nuôi khoảng 100 con, với giá 400 nghìn/kg thịt thương phẩm, trừ chi phí mỗi vụ gia đình ông thu lãi gần 60 triệu đồng. Kỳ đà dễ nuôi, vốn ít, lời cao, có thể tận dụng diện nhỏ để nuôi. Nuôi kỳ đà ít lo lắng chuyện dịch bệnh, kỹ thuật nuôi không khó. Thức ăn đơn giản chỉ là cóc, ếch nhái, gà vịt, tôm cá, thịt lợn, thịt động vật loại nhỏ...giúp chúng lớn nhanh và cũng chính là thuốc phòng ngừa bệnh táo bón. Kỳ đà sinh trưởng, phát triển mạnh sau mỗi lần lột xác (lột da).

Kỳ đà tuy dễ nuôi nhưng không thể nuôi quanh năm vì chúng không chịu được lạnh. Trong thời tiết lạnh, kỳ đà không chịu ăn, dễ mắc bệnh và chết. Vì vậy, mỗi năm người dân chỉ nuôi được một lứa, bắt đầu nuôi từ đầu tháng 4, sau 3 - 4 tháng khi trọng lượng gấp 2 - 3 lần (khoảng 3 - 3,5 kg) thì xuất bán. Nuôi kỳ đà cần phải chú ý đảm bảo vệ sinh chuồng trại, không để nguồn nước uống của chúng bị nhiễm bẩn vì kỳ đà dễ mắc một số bệnh như: viêm ngoài da, táo bón, tiêu chảy, ký sinh trùng đường ruột, ký sinh trùng ngoài da...

Ông Hạ Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn cho biết: xã Vĩnh Sơn đã thu hút được 50% hộ nuôi kỳ đà, mỗi năm nhập hàng chục tỷ đồng. Hiện thịt kỳ đà rất được ưa chuộng trong các nhà hàng, khách sạn và không đủ cung cấp cho thị trường. Xã đang khuyến khích người dân phát triển mạnh việc nuôi kỳ đà để tạo vùng hàng hóa lớn, mở rộng thị trường tiêu thụ...


Có thể bạn quan tâm

Cây Mì Trong Và Ngoài Mô Hình Ở Bình Thuận Cây Mì Trong Và Ngoài Mô Hình Ở Bình Thuận

Thực tế hiện nay, sự sụt giảm về giá cả, hoành hành của sâu bệnh khiến năng suất mì giảm, hiệu quả đầu tư của bà con bị ảnh hưởng đáng kể. Trong khi đó, trồng mì theo mô hình trên địa bàn lại mang đến những kết quả bất ngờ.

16/05/2012
Trồng Hồng Xiêm Cho Năng Suất Cao Trồng Hồng Xiêm Cho Năng Suất Cao

Nếu được chăm bón đầy đủ, hồng xiêm cho năng suất rất cao (có thể có đạt năng suất từ 30 - 40 tấn quả/ha). Giá của chúng lại chưa bao giờ rẻ. Vậy, sao ta chưa trồng hồng xiêm?

17/05/2012
Tôm Hùm Chết Hàng Loạt Có Thể Do Một Loại Vi Khuẩn Tôm Hùm Chết Hàng Loạt Có Thể Do Một Loại Vi Khuẩn

Tuy nhiên trong điều kiện của các phòng thí nghiệm trong nước, việc phân lập cũng như nuôi cấy virus này đang gặp khó khăn. Đồng thời với việc tiếp tục phân tích trong nước, các mẫu bệnh phẩm đã được gửi phân tích tại nước ngoài. Cũng theo tổ công tác , 2 chuyên gia hàng đầu về bệnh thủy sản của Tổ chức Y tế thế giới sẽ có mặt tại Việt Nam cùng tham gia quá trình phân tích, chẩn đoán. Mục tiêu tìm ra nguyên nhân khiến tôm hùm lồng chết hàng loạt, đặc biệt là bệnh tôm sữa có thể sẽ được giải tỏa trước cuối tháng 11 năm nay.

17/05/2012
Hợp Tác Xã Hàu Lồng - Triển Vọng Phát Triển Ở Cà Mau Hợp Tác Xã Hàu Lồng - Triển Vọng Phát Triển Ở Cà Mau

Hợp tác xã (HTX) nuôi hàu lồng xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau được thành lập và đi vào hoạt động từ giữa năm 2007. Ban đầu HTX có 25 xã viên và 20 lao động, sản xuất 8 bè với số vốn điều lệ 900 triệu đồng.

19/05/2012
Bị Ép Giá, Nông Dân Vẫn Chỉ Biết Trồng Khoai Bị Ép Giá, Nông Dân Vẫn Chỉ Biết Trồng Khoai

Chuyện củ khoai lang mà người dân trồng tại các Sau một thời gian tồn tại ở mức bán lãi cao, hiện đang bị thương lái ép giá thu mua với giá rẻ hơn nhiều. Nhưng, người nông dân tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn tiếp tục trông khoai vì tính ra vẫn có lãi.

19/05/2012