Nuôi Heo Trở Thành Tỷ Phú

Các mô hình chăn nuôi lợn có rộng khắp cả nước, song cách từng bước đi lên xây dựng trang trại của anh Bùi Văn Hồng, tại xã Bình Tâm, huyện Châu Thành (tỉnh Long An) đã mang hiệu quả kinh tế cao, là tấm gương điển hình đang được nhiều người dân học hỏi.
Anh Bùi Văn Hồng cho biết, gia đình anh bắt đầu chăn nuôi năm 2003. Lúc đầu nuôi 1 con lợn nái, qua đó thấy hiệu quả và tích luỹ kinh nghiệm, cộng thêm việc chịu khó nghiên cứu thêm tài liệu chăn nuôi, tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi, sau hai năm anh đã phát triển thêm 5 con nái. Lợn nái đẻ ra anh để lại nuôi bán lợn thịt. Khi đã nắm vững các biện pháp phòng chống dịch bệnh đàn lợn, kỹ thuật chăm sóc, với số vốn tích lũy được anh mạnh dạn chuyển 2,5 ha đất trồng lúa sang xây dựng chuồng trại nuôi 1.000 con lợn thịt và gần 100 con lợn nái để tự cung cấp con giống cho trang trại của mình. Xung quanh chuồng trại anh đào ao nuôi cá và trồng gần 600 gốc dừa xiêm lai tạo ra cảnh quan xanh, sạch, mát cho môi trường chăn nuôi.
Bên cạnh đó, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, anh đầu tư xây dựng 6 hầm biogas có sức chứa gần 200 m3 để xử lý phân thải. Mặt khác, anh thu gom phân để nuôi cá, ủ bón cây, bán để tạo thêm nguồn thu nhập.
Khi hỏi đến bí quyết thành công, anh Bùi Văn Hồng cho biết: trong chăn nuôi cần chú trọng tuân thủ theo khuyến cáo của ngành thú y về biện pháp tiêm phòng ngừa đầy đủ các dịch bệnh cho đàn lợn theo định kỳ. Cái quan trọng nữa xây dựng chuồng trại phải thông thoáng, làm vệ sinh hàng ngày, xung quanh chuồng trại hàng tháng cần phải khử trùng vôi diệt mầm bệnh và mỗi lần xuất chuồng cũng sử dụng vôi khử trùng chuồng trại từ 10 - 15 ngày. Nhờ vậy từ năm 2007 đến nay, mỗi năm anh Bùi Văn Hồng thu nhập hơn 300 triệu đồng từ mô hình chăn nuôi, trở thành tỷ phú chăn nuôi ở vùng nông thôn huyện Chân Thành.
Có thể bạn quan tâm

Trong cuộc họp đánh giá tình hình kinh tế-xã hội của Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng diễn ra ngày 8/3, các đại biểu đã thảo luận nội dung trọng điểm của địa phương là tình hình xâm nhập mặn, hạn hán kéo dài, gây ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa Xuân Hè (còn gọi là lúa vụ 3) tại các địa địa bàn trong tỉnh.

Với tính cần cù, chịu khó, tinh thần say mê lao động, sau khi xuất ngũ vào năm 1980, ông Ngô Văn Chúa (ấp Tân Thới A, xã Tạ An Khương Đông) về quê bắt tay vào đa canh trên 2 ha đất do cha mẹ cho. 14 năm làm ruộng, 18 năm nuôi tôm, ông luôn là người thực hiện tốt phương châm “tích tiểu thành đa”.

Xã Phú Xuân (huyện Tân Phú - Đồng Nai) là nơi có nhiều diện tích đất đồi trồng cây ăn quả. Trong đó, ông Lâm Toàn Sơn ở ấp 1 là người đầu tiên đưa giống ổi ruột trắng Thái Lan về trồng trên vùng đất này. Với hơn 1,2 hécta đất vườn trũng, mỗi năm ông thu nhập hàng trăm triệu đồng từ vườn ổi giống mới này.

Những năm qua, nông dân huyện Phú Tân đẩy mạnh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Qua kiểm tra thực tế tại các hộ dân nuôi cá sấu ở tỉnh Cà Mau cho thấy, đa số những hộ nuôi quy mô nhỏ, chuồng trại đều không bảo đảm an toàn. Phần lớn diện tích chỉ từ 8 - 12m2 nhưng số lượng nuôi từ 10-20 con cá sấu, mật độ như quá dầy, hạn chế sự phát triển của cá.