Làm Giàu Nhờ Cần Cù, Tiết Kiệm

Với tính cần cù, chịu khó, tinh thần say mê lao động, sau khi xuất ngũ vào năm 1980, ông Ngô Văn Chúa (ấp Tân Thới A, xã Tạ An Khương Đông) về quê bắt tay vào đa canh trên 2 ha đất do cha mẹ cho. 14 năm làm ruộng, 18 năm nuôi tôm, ông luôn là người thực hiện tốt phương châm “tích tiểu thành đa”.
Ông quyết tâm chăn nuôi, trồng trọt để chủ động nguồn thực phẩm, rau xanh, tiết kiệm các khoản chi tiêu hằng ngày.
“Đất đai không nhiều, nhưng chịu khó lao động, tiết kiệm trong chi tiêu, trồng hoa màu, nuôi heo, nuôi gà, nuôi vịt, chủ động nguồn thực phẩm không phải đi chợ mua nên có tích luỹ. Dần dần dư dả nên tôi sang thêm được đất để mở rộng sản xuất và cho con”, ông Chúa tâm sự.
Từ 2 ha đất do cha mẹ cho ban đầu, ông tích luỹ mua thêm trên 10 ha đất. Mặc dù đã chia cho 5 người con, mỗi đứa hơn 2 ha khi lập gia đình để làm ăn, nhưng trong tay ông vẫn còn có tới 3 ha.
Trên diện tích này, ông quy hoạch 2,5 ha nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến kết hợp thả nuôi thêm 2.000 con cá nâu và 3.000 con cua mỗi năm. Tổng thu nhập bình quân không dưới con số 200 triệu đồng mỗi năm.
0,5 ha còn lại, ông lập vườn trồng cây ăn trái, rau màu và đào ao nuôi cá bống tượng, cá lóc, cá trắm kết hợp với trồng bông súng, bồn bồn. Các loại rau màu, cây ăn trái không những đủ ăn mà còn có để bán.
Ông Nguyễn Phương Bình, Bí thư Đảng uỷ xã Tạ An Khương Đông, nhận xét, ông Ngô Văn Chúa là người điển hình trong tích cực lao động sản xuất, tiết kiệm ở địa phương. Gia đình có tích luỹ, ông tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, đặc biệt là có đóng góp lớn trong phong trào xây dựng giao thông nông thôn.
Khi chính quyền địa phương vận động xây dựng lộ giao thông nông thôn tại ấp Tân Thới A, ông đầu tư 120 triệu đồng để thực hiện 580 m lộ bằng bê-tông. Đây là một trong những hộ đóng góp vốn đối ứng lớn nhất ở huyện Đầm Dơi để chung tay cùng Nhà nước làm lộ giao thông nông thôn.
Không những vậy, ông tích cực vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài xã đóng góp xây dựng cầu để nối liền các tuyến lộ, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện.
Ông Trần Quốc An, Trưởng ấp Tân Thới A, cho biết, các phong trào hành động cách mạng ở địa phương, bất kể khi nào đến vận động, gia đình ông Ngô Văn Chúa đều hưởng ứng và thực hiện tốt.
Cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, nhiều năm liền ông Ngô Văn Chúa được công nhận là nông dân sản xuất giỏi. Sản xuất hiệu quả, cộng với tiết kiệm trong chi tiêu, ông tạo dựng cho mình cuộc sống đủ đầy, sung túc, đóng góp lớn trong xây dựng cầu, lộ giao thông nông thôn tại địa phương và giúp người nghèo khó.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Nam Định có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế thủy sản. Những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh ta đã và đang có bước phát triển mạnh cả về quy mô, diện tích và sản lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn về diện tích, tạo ra sản phẩm thủy sản tập trung, có giá trị kinh tế và xuất khẩu.
Do tình hình nắng hạn gay gắt, các vùng nuôi tôm ở ĐBSCL bị thiệt hại nặng. Ở góc độ khoa học kỹ thuật, xin nêu mấy yếu tố có thể tạo thành công mà người nuôi tôm nào cũng cần phải xem xét, đối chiếu lại hiện trạng và điều kiện thực tế của mình, xem đã có cái gì, thiếu cái gì.

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết: Từ nay đến năm 2020, tỉnh triển khai thực hiện 9 dự án bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng.
Nghề khai thác thủy sản trên biển thường xuyên phải đối mặt với những rủi ro rình rập xảy bất cứ lúc nào. Để có được chiếc tàu ra khơi bám biển ngư dân phải bỏ ra hàng tỷ đồng, tuy nhiên mỗi khi tai nạn xảy ra ngư dân thường bị thiệt hại lớn về người và tài sản. Trong thời gian gần đây, nhiều tàu cá của ngư dân các tỉnh miền Trung liên tục gặp tai nạn trên biển.

Trong những ngày qua, thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm thiệt hại trên 200 ha nghêu thương phẩm của hợp tác xã thuỷ sản Rạng Đông ở xã Thới Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.