Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Thái Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Lai Vung (Đồng Tháp)

Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Thái Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Lai Vung (Đồng Tháp)
Ngày đăng: 23/11/2012

Hiện nay, trên địa bàn huyện Lai Vung (Đồng Tháp) có khoảng 50 hộ chăn nuôi heo áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh thái (còn gọi là công nghệ nuôi heo không phân), bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, không gây ô nhiễm môi trường.

Điển hình là năm 2011 gia đình anh Trần Anh Khoa, ấp Long Hòa, xã Long Hậu, huyện Lai Vung đã cải tạo hệ thống chuồng trại và áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót lên men với diện tích 30 m2. Kết quả, đàn heo phát triển tốt, ít bệnh, tăng trưởng nhanh.

Anh Trần Anh Khoa cho biết: Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh thái rất tiện lợi, hạn chế được mùi hôi, công chăm sóc cũng giảm, ít tiêu điện nước. Còn nuôi heo theo truyền thống trên nền xi măng thì tốn chi phí điện nước và công chăm sóc, có thể tiết kiệm được khoảng 80% lượng nước trong chăn nuôi, giảm 50% nhân công lao động do không cần tốn công dọn, rữa chuồng trại; tiết kiệm 10% thức ăn do khả năng tiêu hoá, nhờ vào lượng vi sinh vật có lợi từ đệm lót hấp thụ của vật nuôi tốt hơn. Đồng thời không gây ô nhiễm môi trường, không có mùi hôi thối và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cách làm đệm lót sinh thái cũng khá đơn giản, nguyên liệu được sử dụng là bột bắp, mùn cưa, trấu trộn đều với nhau làm nền thay cho nền xi măng. Người nuôi chỉ cần tưới nước cho nền ước, tưới dịch men và rắc phân cám trộn với men vi sinh, sau đó đảo cho đều, dùng nylon đậy lại. Sau 2 - 3 ngày, lấy tấm nylon ra và xới lên, sau 1 giờ có thể thả heo vào nuôi.

Với diện tích đệm lót khoảng 20 m2 có thể nuôi 15 con heo và có thời sử dụng trong 4 năm. Sau đó, có thể tận dụng đệm nuôi làm phân bón cho cây trồng. Đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi và rất hiệu quả trong việc phòng chống các dịch bệnh có hại trên đàn heo. Khi heo ăn men vi sinh từ đệm lót sẽ mang lại nhiều lợi ích do men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, giúp tiêu hóa tốt, giảm tỉ lệ các vi sinh vật gây bệnh, làm tăng khả năng hấp thụ a xít amin, từ đó cho chất lượng thịt nạt cao. Bên cạnh đó, nhiệt từ hoạt động lên men vi sinh sẽ giúp giữ ấm cho vật nuôi vào mùa lạnh.

Ông Huỳnh Minh Trí - Trưởng phòng Tài nguyên Môi Trường huyện nhận định: phương pháp nuôi heo trên đệm lót sinh thái có rất nhiều ưu điểm so với nuôi heo theo truyền thống trước đây. Với mô hình này, phân và nước tiểu của gia súc thải ra sẽ được vi sinh phân giải hầu như hoàn toàn, do đó vấn đề ô nhiễm giảm đáng kể. Đặc biệt, mùi hôi thối giảm hơn 95%.

Ông Hồ Thanh Hoàng - Phó trưởng trạm Khuyến Nông huyện Lai Vung cho biết: áp dụng mô mình nuôi heo trên đệm lót sẽ hạn chế tối đa dịch bệnh, giảm được chi phí, tăng thêm lợi nhuận. Thời gian tới, trạm Khuyến Nông huyện phối hợp trung tâm Khuyến Nông tỉnh sẽ tổ chức hội thảo ở các xã, thị trấn trong huyện để giới thiệu về những ưu điểm của mô hình nhằm khuyến khích, hướng dẫn nông dân áp dụng chăn nuôi heo theo hướng hiện đại để phát triển kinh tế gia đình.


Có thể bạn quan tâm

Chè Chính Phú Đạt Tiêu Chuẩn VietGap Chè Chính Phú Đạt Tiêu Chuẩn VietGap

Trung tâm Kiểm định chất lượng giống và Vật tư hàng hóa nông nghiệp tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa trao Giấy chứng nhận VietGap cho Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Chính Phú, xã Phú Xuyên (Đại Từ - Thái Nguyên).

23/11/2013
Cây Sắn Lên Ngôi Cây Sắn Lên Ngôi

Trong khi cao su, rừng keo tràm thường xuyên đối mặt với nhiều rủi ro thiên tai, thì cây sắn được chọn làm đối tượng thay thế để thoát nghèo bền vững.

23/11/2013
Trồng Xen Canh Với Vườn Cà Phê: Mô Hình Cho Hiệu Quả Kép Trồng Xen Canh Với Vườn Cà Phê: Mô Hình Cho Hiệu Quả Kép

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT), hiện có hơn 60% diện tích trồng cà phê tại các nhà vườn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã áp dụng mô hình xen canh với các loại cây mít, tiêu, ca cao, sầu riêng… Việc trồng xen canh trong vườn cà phê giúp người nông dân đa dạng hóa sản phẩm thu hoạch, nâng cao giá trị sử dụng và thu hoạch trên một diện tích đất.

23/11/2013
Hơn 600ha Rừng Mỡ Bị Sâu Ong Phá Hoại Hơn 600ha Rừng Mỡ Bị Sâu Ong Phá Hoại

Theo Trạm Trồng trọt & Bảo vệ thực vật huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), tính đến nay trên địa bàn huyện có hơn 600ha rừng mỡ ở 14 xã, thị trấn bị sâu ong phá hoại.

23/11/2013
Một Hiểm Họa Lớn Một Hiểm Họa Lớn

Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước - trên 55.000ha. Gần đây, trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã phát hiện một số hộ tự phát nhân - nuôi đuông dừa với mục đích kinh doanh, vì ấu trùng đuông dừa là món ăn đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn. Đây là một việc làm rất nguy hiểm, cần được sớm phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh làm lây lan gây hại cho vườn dừa.

23/11/2013