Nuôi Heo Thả Rông Trong Rừng

Ông Nguyễn Phước Hùng, chủ trang trại nông lâm ngư kết hợp du lịch sinh thái tại thôn Phú Túc, xã Hoà Phú (Hoà Vang - Đà Nẵng) đang triển khai nuôi heo thả rông trên vùng rừng, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế rất khả quan. Theo ông Hùng, nuôi heo theo kiểu này tạo nên thịt chất lượng cao, tỷ lệ nạc gần 100%. Trên khu vực trang trại ông dành 3-4 sào vùng có nhiều cây cối rào kín bằng lưới B40. Đực giống là heo rừng chính gốc. Nái mẹ là heo thả rông của đồng bào dân tộc thường nuôi. Từ hai loại heo này cho ra đời những lứa con từa tựa heo rừng. Thức ăn cho heo là các loại rau củ quả có sẵn trên rừng do công nhân lấy về. Heo thả rông tuy chậm lớn nhưng bù lại thịt rất ngon, giá cao gấp 2-3 lần so heo nuôi nhốt. Hiện tại trang trại đang nuôi 25 con thuộc nhiều lứa tuổi.
Ông Hùng cho biết: Nhu cầu thịt chất lượng cao của xã hội ngày càng lớn. Chẳng thế mà nhiều người thường tìm món thịt thú rừng để tận hưởng. Heo lai heo rừng thả rông chất lượng thịt không thua kém thịt heo rừng là mấy. Tuy nhiên, kiếm đực giống không dễ. Sắp tới, trang trại sẽ thử nghiệm việc thả heo nái mẹ đến kỳ động đực vào rừng để phối giống với heo rừng, có người giám sát. Nếu cách này thành công sẽ nâng tổng đàn heo ở trang trại lên hàng trăm con.
Có thể bạn quan tâm

Khẩu phần prôtein thấp được cân bằng đúng cách nâng cao năng suất vật nuôi và cải thiện khả năng sinh lời - giá giả định đối với các axit amin kết tinh được ưu đãi.

Với giống heo can sản ngoại nhập, nhu cầu dinh dưỡng rất cao, vì vậy nếu cho chúng ăn kham khổ, thiếu chất dinh dưỡng heo sẽ sinh trưởng kém, sức đề kháng giảm, kéo dài thời gian nuôi ra tốn kém thức ăn nhiều…

Để giảm mệt mỏi cho nái đẻ nhiều con cần tối thiểu hóa gánh nặng nuôi con cho nái và ghép bầy là một biện pháp cần thiết.

Quy trình thụ tinh nhân tạo cho lợn nái, và một số điều cần lưu ý khi thực hiện quy trình để tránh những bất lợi sau này cho lợn nái và lợn con.