Nuôi Heo Ky Phục Vụ Tết

Ông Tiêu Tùng ở thôn Tình Phú Nam, xã Hành Minh (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) là một trong những người đầu tiên xây dựng thành công trang trại nuôi heo ky. Nhiều năm qua, việc nuôi heo ky đã mang về cho ông một khoản thu nhập đáng kể.
Năm 2008 gia đình ông Tùng ký hợp đồng với Sở Khoa học - Công nghệ Quảng Ngãi và Trường Đại học Nông lâm Huế để nuôi heo ky thử nghiệm. Phía bên A chịu trách nhiệm cung cấp 21 con heo giống và hướng dẫn quy trình, kỹ thuật nuôi heo ky.
Qua một thời gian nuôi thử nghiệm heo ky theo quy trình khép kín, con nào không đạt yêu cầu thì loại đi, nên ông Tùng đã tuyển chọn được đàn heo ky giống tốt hiện có 15 con heo nái và 2 con heo đực để phối giống. Khi tạo được đàn heo con ông đều giữ lại nuôi lớn mới xuất bán ra thị trường, nên hiệu quả kinh tế đạt khá cao.
Lứa đầu tiên (năm 2010), ông bán với giá 60 ngàn đồng/kg heo hơi, cao gấp đôi so với giá heo bình thường. Sang năm 2011 giá heo ky tăng dần. Lái buôn đến tận nhà mua với giá 100 ngàn đồng/kg heo hơi.
Từ năm 2012 trở đi, trang trại của ông Tùng luôn giữ được số lượng đàn heo thịt ổn định khoảng trên dưới 100 con để cung cấp ra thị trường. Rút kinh nghiệm từ Tết năm trước, chỉ tính từ đầu tháng Chạp đến ngày 28 Tết đã tiêu thụ khoảng 50 con, trong đó có ngày bán được tới 12 con với giá 120 ngàn đồng/kg heo hơi, cao gấp 3 lần so với giá heo bình thường trên thị trường, nhưng không đủ heo thịt để bán. Năm nay trang trại của ông Tùng đã lên kế hoạch khá chu đáo về nuôi heo ky để phục vụ Tết.
Heo ky được nuôi bằng thức ăn chính là xác bia, xác đậu nành và các loại rau cỏ, lá cây xanh nên chậm lớn. Nếu nuôi tốt bình quân mỗi tháng tăng trọng được 3 kg, bình thường thì nuôi hơn 8 tháng được 20 kg là có thể xuất chuồng.
Hiện tại trang trại của ông Tùng đã chuẩn bị được 80 con heo ky để phục vụ Tết Giáp Ngọ - 2014. Ông Tùng cho biết, Tết này trang trại của ông vẫn bán heo ky với giá 120 đồng/kg hơi như năm trước với nhiều cách phục vụ linh hoạt như sẵn sàng xẻ heo thịt đem tới tận nhà khi có yêu cầu, nên đã thu hút được lượng khách đến đặt hàng ngày càng đông.
Ở thôn Kỳ Thọ Nam, xã Hành Đức cũng có người nuôi heo ky đạt hiệu quả cao đó là ông Trịnh Kim Thúy. Ông Thúy cho biết, heo ky là giống heo tốt, chất lượng thịt ngon, thị trường tiêu thụ mạnh nên từ 5 năm trước ông đã mua lại giống heo ky của ông Tiêu Tùng về nuôi rồi phát triển dần lên thành đàn.
Hiện trang trại của ông còn 11 con heo nái và một con heo đực để phối giống. Bình quân mỗi năm ông Thúy xuất chuồng từ 40 - 50 con và năm nay đã chuẩn bị được gần 100 con heo ky đủ trọng lượng xuất chuồng để phục vụ Tết Giáp Ngọ. Ông Thúy cũng bán với giá 120 ngàn đồng/kg heo hơi và sẵn sàng phục vụ tận nơi theo yêu cầu của người mua.
Bằng cách tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, phục vụ khách hàng chu đáo, tận tình nên nhiều trang trại chăn nuôi heo ky ở Nghĩa Hành đã tạo được uy tín trên thị trường và việc làm ăn của chủ trang tại ngày càng phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này, nông dân ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ xuân. Trên cánh đồng của xóm Hoàng Gia, xã Nam Hòa, nhiều người dân đang làm đất để chuẩn bị gieo cấy lúa. Chị Nguyễn Thị Xuân, một người dân trong xóm cho biết: Vụ này, gia đình tôi gieo cấy 5 sào lúa, chủ yếu là giống Khang dân.

Trong năm, hiệp hội đã có nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất mía đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, năm 2014 Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã tạo được nhiều chuyển biến mạnh mẽ sau tái cấu trúc... Nhờ vậy, sau 2 năm không hoàn thành kế hoạch, năm 2014 công ty hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh với sản lượng mía ép đạt 980.112 tấn, doanh thu đạt 1.618 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 75 tỷ đồng.

Để nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất mía, tổ chức lại đất đai, dồn điền đổi thửa, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

Tại huyện Thọ Xuân, để hoàn thành mục tiêu gieo cấy 7.300 ha lúa chiêm-xuân 2014-2015, cùng với việc khẩn trương thu hoạch diện tích cây trồng vụ đông, bà con nông dân trong huyện đã tập trung gieo cấy. Năm nay, nhờ đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa, áp dụng cơ giới hóa vào gieo cấy, nên đến nay, toàn huyện đã gieo cấy được hơn 6.000 ha lúa, chiếm hơn 80% diện tích.

Ông Võ Hồng Quốc, một nông dân ấp Phú Trí A, cho biết gia đình ông trồng thử nghiệm trên khoảng 80 gốc cây đào tiên, tạo hình thành công 300-400 trái đào tiên hình hồ lô có chữ tài lộc.