Nuôi heo khó nhưng có ăn

Vừa dẫn tôi đi xem chuồng trại chăn nuôi, ông Nam vừa cho biết, với 2 khu vực nuôi, hiện tại có 150 heo thịt, 25 heo nái lớp chửa, lớp đẻ với hàng trăm heo con đang còn bú sữa.
Từ đầu năm 2015 đến nay, gia đình ông đã xuất gần 100 heo thịt, lãi xấp xỉ 100 triệu đồng.
Cuối tháng này sẽ xuất tiếp 80 con heo thịt nữa.
“Nếu không có gì biến động lớn, năm nay tui sẽ lãi ròng không dưới 150 triệu đồng” - ông Nam nói giọng chắc nịch.
Ngồi uống nước trong ngôi nhà khang trang, rộng rãi, ông Nam sôi nổi kể lại những lúc khó khăn:
“Nhớ lại năm 2012, mới vào nghề chăn nuôi, heo lại bị dịch bệnh triền miên, hao tốn tiền thuốc men, lại chậm lớn, thời gian xuất chuồng kéo dài, chi phí đầu tư tăng, giá heo thịt bấp bênh nên thua lỗ cả trăm triệu đồng.
Không bỏ cuộc, tôi tìm hiểu ở sách báo, học hỏi bạn bè xa gần, có thêm nhiều kinh nghiệm, nên năm 2013, với 3 lứa xuất chuồng (bình quân mỗi lứa 4 tháng nuôi) lãi được vài trăm triệu đồng.
Năm 2014, tuy giá heo thấp, nhưng tui buộc phải xuất chuồng hàng trăm heo thịt, vì trọng lượng bình quân đã đạt tới 80 kg/con không thể nuôi tiếp, bởi chúng ăn mạnh, giữ lại nuôi càng lỗ.
Heo thịt sụt giá từ 48.000 - 50.000 đồng/kg xuống còn 35.000 - 36.000 đồng/kg, nhiều hộ nuôi heo lỗ nặng, còn nhà tui vẫn lãi hàng chục triệu đồng, cũng là hên lắm rồi”.
“Bây giờ tui không sợ thua lỗ gì hết: Heo con nuôi thịt khỏi phải mua, chất lượng cũng khỏi bận tâm.
Từ năm 2013 tui bắt đầu gầy 10 nái sinh sản, hiện tại đã tăng lên 25 con, nó cứ đẻ xoay vòng, qua đó, tuyển chọn những con heo đẹp, đầu nhỏ, mình ngang để nuôi heo thịt” - ông Nam khẳng định.
Bên cạnh đó, ông đã chỉnh sửa, nâng cấp chuồng trại cao ráo, thoáng mát, hệ thống thoát nước đảm bảo hợp vệ sinh, mùa đông che ấm áp, mùa nắng nóng ông dùng cả quạt máy cho chạy suốt ngày đêm để heo mát mẻ, đỡ bị ruồi muỗi cắn phá, hạn chế dịch bệnh phát sinh.
Tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ cho heo cũng là một kinh nghiệm quan trọng của ông Nam.
Trong thời gian đến, ông Nam sẽ thay dần nái F1, F2 hoặc F3 hiện tại bằng nái ngoại, để có heo con to, khỏe, nâng cao trọng lượng heo thịt bình quân 100 kg/con khi xuất chuồng, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

“Đất sản xuất đang ngày càng bị thu hẹp trong khi yêu cầu thu nhập của người dân ngày một tăng cao, đòi hỏi địa phương phải cấp bách tìm được những nguồn thu cao và ổn định” - ông Nguyễn Hoài Thu - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai chia sẻ.

Dân Việt trân trọng giới thiệu bài viết “Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp và tăng thu nhập bền vững cho người nông dân: Cần đột phá ở khâu trước và sau nông dân” của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.

Tại buổi giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu của Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) chiều 25/11 ở TP HCM, Tổng giám đốc Bùi Minh Tiến cho hay, theo lộ trình ngày 11/12, Đạm Cà Mau sẽ chào bán 128,9 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), tương đương 24,36% vốn điều lệ với giá khởi điểm 12.000 đồng một cổ phiếu. Dự kiến, đến cuối quý I/2015 công ty sẽ chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP HCM.

Hiện tại, củ dền tại vườn có giá 18.000 đồng một kg, bán lẻ tại chợ Đà Lạt từ 23.000 đến 25.000 đồng, được ghi nhận là cao nhất từ trước tới nay. Vào thời điểm đầu năm, giá loại củ này chỉ trên dưới 1.000 đồng một kg, nhiều nhà vườn đã phải phá bỏ hoặc cho bò ăn, dẫn đến hạn chế canh tác.

Bà Dàng tâm sự: “Giá mía quá rẻ, tôi bán chỉ được 700 đ/kg. Thương lái đặt cọc có 1 triệu đồng và hẹn hơn 20 ngày nữa mới tới thu mua. Trong khi mía đã trổ cờ, đến lúc đó mía bị bọng ruột và khô hết, chắc chẳng còn được mấy tấn/công. Tình hình này thì nông dân trắng tay, không biết lấy đâu ra vốn đầu tư cho vụ tiếp theo”.