Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Hàu Cửa Sông

Nuôi Hàu Cửa Sông
Ngày đăng: 31/12/2014

Sau một thời gian học hỏi kinh nghiệm nuôi hàu ở một số địa phương trong nước và một số nước lân cận có điều kiện tự nhiên tương tự như Quảng Yên (Quảng Ninh) vốn có nhiều cửa sông, ven biển, anh Ngô Hùng Dũng, Giám đốc Công ty CP Thuỷ sản Tân An (TX Quảng Yên) quyết tâm đầu tư nuôi hàu bằng bè trên cửa sông. Đến nay, sau hơn một năm áp dụng, anh Dũng đã đạt được thành công bước đầu, đây là cơ hội mở ra hướng làm kinh tế mới tại địa phương.

Hàu cửa sông là loại nhuyễn thể sinh sống khá phổ biến ở nhiều cửa sông ở Quảng Yên. Tuy nhiên, một thời gian dài do việc khai thác hàu cửa sông tự nhiên một cách ồ ạt làm cho loài nhuyễn thể này bị cạn kiệt. Nhận thức được điều đó, anh Dũng đã mạnh dạn đầu tư khôi phục lại nghề nuôi hàu cửa sông.

Đầu năm 2013, anh Dũng đầu tư thử nghiệm mô hình này với 5 bè tương đương 8.000m2 nuôi hàu cửa sông. Sau thời gian nuôi thử nghiệm, đến tháng 5-2014 mô hình đã cho khai thác thử nghiệm mẻ đầu tiên được 100 tấn, doanh thu đạt 1,6 tỷ đồng.

Nếu với giá đầu tư 15.000 đồng khoảng từ 25 - 30 con giống, đến khi thu hoạch được khoảng 12 - 14 con/kg, giá bán ra thị trường từ 15.000 - 16.000 đồng/kg thì mô hình nuôi ban đầu của anh cũng cho thu lãi 800 triệu đồng.

Phát triển nghề nuôi hàu cửa sông bước đầu đã mạng lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo kinh nghiệm của anh Dũng, thời gian đưa con giống xuống bè nuôi thích hợp nhất là từ đầu tháng 2 âm lịch vì đây là thời điểm ấu trùng hàu trong môi trường tự nhiên nhiều nhất.

Bên cạnh đó, việc chọn vị trí nuôi hàu là rất quan trọng: Bè nuôi hàu nên neo ở vùng cửa sông, ít sóng gió, có độ mặn từ 20 - 30ppt; nguồn nước sạch, có dòng chảy nhẹ, nhiều sinh vật phù du. Bè nuôi phải đảm bảo ngập nước khi nước ròng. Sau thời gian nuôi nhận thấy con hàu tăng trưởng tốt, tuổi thọ có thể kéo dài đến hai năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh Dũng tiếp tục đầu tư nhân rộng thêm 35 bè trên diện tích 70ha mặt nước (một bè tương đương khoảng 1.600m2).

Đầu tư cho một bè nuôi hàu khoảng từ 600 - 700 triệu đồng nhưng khi thu hoạch được khoảng 1,2 tỷ đồng/bè. Như vậy với 40 bè nuôi thì vụ nuôi hàu năm nay doanh thu của anh Dũng đạt gần 50 tỷ đồng. Hiện nay ngoài cung cấp cho thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận, hàu cửa sông của Công ty CP Thuỷ sản Tân An sản xuất còn xuất khẩu sang Trung Quốc với số lượng ổn định.

Anh Dũng cho biết: Tiềm năng phát triển nuôi hàu thương phẩm tại địa phương là rất lớn, cái lợi của nuôi hàu cửa sông mang lại cả về kinh tế và môi trường nên cần được quan tâm đầu tư khai thác. Hàu rất dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc. Chúng sống chủ yếu nhờ vào nguồn tảo có sẵn trong nước biển nên không phải tốn chi phí thức ăn.

Đặc biệt, điều kiện tự nhiên, mực nước thuỷ triều lên xuống ở đây rất thích hợp cho hàu phát triển, tăng trưởng nhanh. Hàu sống phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, không cần sử dụng các loại hoá chất, do đó đảm bảo nguồn sản phẩm sạch cho thị trường.

Điểm đáng chú ý là vừa tận dụng được nguồn hàu giống trong tự nhiên (hiện Công ty CP Thuỷ sản Tân An đã sản xuất được con giống) cũng như khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước trên các cửa sông, cửa biển. Thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích nuôi hoặc cung ứng nguồn giống cho bà con sau đó thu mua sản phẩm.

Với nhiều ưu điểm như kỹ thuật nuôi đơn giản, ít tốn công chăm sóc, ít rủi ro, hàu có tốc độ sinh trưởng nhanh, không cần đầu tư con giống, thức ăn, vừa dễ nuôi, lại cho thu nhập cao, nghề nuôi hàu thương phẩm cửa sông của Công ty CP Thuỷ sản Tân An đang mở ra một triển vọng mới, phát triển kinh tế gắn với phục hồi môi trường sinh thái rừng ngập mặn, góp phần giải quyết lao động nhàn rỗi tại địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Hành tây 500đ/kg, nông dân Đà Lạt lại đổ bỏ hàng trăm tấn Hành tây 500đ/kg, nông dân Đà Lạt lại đổ bỏ hàng trăm tấn

Hiện vẫn chưa có thống kê cụ thể thiệt hại từ cơ quan chức năng nhưng theo ghi nhận, toàn tỉnh Lâm Đồng số hành tây đổ bỏ vì nhà vườn tích trữ lâu do giá quá rẻ dẫn đến hư hỏng đã lên tới hàng trăm tấn.

17/06/2015
Vải thiều Bắc Giang nhìn từ vai thương lái Vải thiều Bắc Giang nhìn từ vai thương lái

Chỉ khi đóng vai thương lái thu mua mới có cái nhìn thật nhất về giá vải thiều ở “thủ phủ” Bắc Giang. Người nông dân đã và đang mất ăn mất ngủ vì vải thiều. “Đến hẹn lại lên”, do không tìm được đầu ra, người nông dân than trách: Thông tin không chuẩn xác như lâu nay chẳng khác gì “cầm dao cứa vào tim chúng tôi”!

17/06/2015
Thương lái gian lận, cướp tôm của nông dân Thương lái gian lận, cướp tôm của nông dân

Một thương lái bị bắt quả tang dùng nam châm gắn vào cân đồng hồ trong lúc cân tôm của nông dân, làm sai lệch trọng lượng đến 50% nhưng công an nói không có cơ sở để xử lý

17/06/2015
Cá nục được mùa, giá vẫn giữ mức cao Cá nục được mùa, giá vẫn giữ mức cao

Những tuần qua, ngư dân tại các vùng biển Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đều được mùa cá nục.

17/06/2015
Nông sản Việt trước hội nhập bài toán chất lượng sản phẩm Nông sản Việt trước hội nhập bài toán chất lượng sản phẩm

Cuối năm nay, Việt Nam chính thức tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Cùng với đó, một số hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang chuẩn bị ký kết như FTA với Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc... đang mở ra nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam khi hàng rào thuế quan đối với mặt hàng này hầu hết được dỡ bỏ.

17/06/2015