Nuôi gà trên đệm lót sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường

Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi gia cầm luôn là nỗi bức xúc đối với các cơ quan chức năng và cả người chăn nuôi.
Để xử lý vấn đề này, năm 2011, Sở KH-CN phối hợp với Hội LHPN huyện Tân Châu triển khai mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện, đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người chăn nuôi.
Chị Lê Thị Hồng Nhân chăm sóc đàn gà của gia đình.
Chị Lê Thị Hồng Nhân (ngụ tổ 4, khu phố 4, thị trấn Tân Châu) cho biết, hiện chị nuôi trên 200 con gà thả vườn và đã thực hiện mô hình này được 4 năm.
Trong quá trình thực hiện đã giảm được rất nhiều chi phí, như không phải dọn chuồng hàng ngày, 6 tháng mới dọn thay đệm một lần, chuồng không bị hôi thối; ngoài ra còn giúp gà có thêm độ ấm, ít bị nhiễm bệnh...
Hiện nay, mô hình chăn nuôi gà thịt, gà đẻ bằng đệm lót sinh học đã được áp dụng hầu hết trong các hộ gia đình ở huyện Tân Châu.
Khi sử dụng nền đệm lót lên men vi sinh, phân và chất thải được phân hủy thường xuyên, làm cho không khí trong chuồng nuôi sạch sẽ và khô ráo hơn, từ đó nâng cao tỷ lệ nuôi sống của gà.
Qua theo dõi trong quá trình chăn nuôi, chị Nhân chia sẻ:
Chăn nuôi gà theo mô hình này tốt, khi chất đệm lót bỏ ra chị còn dùng trực tiếp bón cho cây trồng, vì nó đã được phân hủy hoàn toàn không gây mùi hôi thối. Hiện nay, chị đang làm hàng rào xung quanh vườn nhà để tiếp tục mở rộng chăn nuôi với số lượng nhiều hơn.
Chuồng nuôi gà có đệm lót sinh học tạo môi trường khí hậu tốt cho đàn gà.
Chăn nuôi trên đệm lót sinh học đã hạn chế việc ô nhiễm môi trường; sự tác động của các vi sinh vật có ích trong đệm lót lên men đã gây ra sự ức chế và tiêu diệt các vi trùng gây bệnh trong chuồng nuôi.
Ngoài những ưu điểm trên, chăn nuôi sử dụng công nghệ đệm lót sinh học còn giúp giảm khoảng 80% công lao động, do trong suốt quá trình nuôi người chăn nuôi không phải dọn chuồng, giảm chi phí tiền điện, tiền mua thuốc thú y, không gây ô nhiễm môi trường chuồng nuôi cũng như môi trường xung quanh.
Có thể bạn quan tâm

Vụ mì vừa qua bà Mai cùng một số hộ nông dân khác ở Nghĩa Điền sử dụng giống mì NA1 để trồng trên đất mì cũ. So với giống mì KM94 mà nhiều hộ dân trồng trước đó, giống mì NA1 mới này cho năng suất bình quân lên đến 40 tấn/ha. Bà Mai cho biết thêm, so với thu nhập 7 triệu đồng/vụ mì từ giống KM94 thì khi chuyển sang trồng mì NA1, vụ mì năm 2014 thu nhập lên đến 12 triệu đồng/ha.

Nhiều xã khi còn thuộc huyện Sơn Tịnh đã được phê duyệt về “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020”. Tuy nhiên mọi nguồn vốn đầu tư... vẫn còn trên giấy, dẫn đến khối lượng công việc không thể thực hiện được, ứ lại, dồn qua năm sau. “Đến khi sáp nhập vào TP.Quảng Ngãi, cấp trên yêu cầu phải thực hiện lại Đề án trong khi số tiền thuê tư vấn thực hiện đề án của những năm trước vẫn còn nợ”, ông Văn Nguyên - Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Thiện bày tỏ.

Năm 2014 được đánh giá là năm thắng lợi của ngành nông nghiệp Quảng Ngãi. Giá trị sản xuất toàn ngành đạt hơn 3.294 tỷ đồng, vượt kế hoạch và tăng 4,3% so với năm 2013. Tổng sản lượng lương thực đạt 479.554 tấn, bằng 101,3% kế hoạch năm và tăng 2,3% so với năm 2013.

Với nhiều ngư dân thì có một chiếc tàu lớn đủ sức vươn khơi dài ngày đã là một sự chắt chiu trong nhiều năm, thậm chí cả đời vẫn không có. Thế nhưng ở xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi), một ngư dân bỏ ra một số tiền “khủng” đóng mới 3 chiếc tàu công suất lớn cùng một lúc. Đó là anh Nguyễn Văn Hiền.

Sau một năm vươn khơi vật lộn với sóng dữ, đương đầu với thiên tai, hoạn nạn trên biển, nhiều tàu cá của ngư dân đảo Lý Sơn cũng mang đầy “thương tích”. Tranh thủ những ngày biển động bà con ngư dân lại hối hả đưa tàu lên bờ “làm nước” để chuẩn bị cho những chuyến ra khơi dịp cuối năm.