Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi gà trên đệm lót sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường

Nuôi gà trên đệm lót sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường
Ngày đăng: 21/09/2015

Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi gia cầm luôn là nỗi bức xúc đối với các cơ quan chức năng và cả người chăn nuôi.

Để xử lý vấn đề này, năm 2011, Sở KH-CN phối hợp với Hội LHPN huyện Tân Châu triển khai mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện, đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người chăn nuôi.

Chị Lê Thị Hồng Nhân chăm sóc đàn gà của gia đình.

Chị Lê Thị Hồng Nhân (ngụ tổ 4, khu phố 4, thị trấn Tân Châu) cho biết, hiện chị nuôi trên 200 con gà thả vườn và đã thực hiện mô hình này được 4 năm.

Trong quá trình thực hiện đã giảm được rất nhiều chi phí, như không phải dọn chuồng hàng ngày, 6 tháng mới dọn thay đệm một lần, chuồng không bị hôi thối; ngoài ra còn giúp gà có thêm độ ấm, ít bị nhiễm bệnh...

Hiện nay, mô hình chăn nuôi gà thịt, gà đẻ bằng đệm lót sinh học đã được áp dụng hầu hết trong các hộ gia đình ở huyện Tân Châu.

Khi sử dụng nền đệm lót lên men vi sinh, phân và chất thải được phân hủy thường xuyên, làm cho không khí trong chuồng nuôi sạch sẽ và khô ráo hơn, từ đó nâng cao tỷ lệ nuôi sống của gà.

Qua theo dõi trong quá trình chăn nuôi, chị Nhân chia sẻ:

Chăn nuôi gà theo mô hình này tốt, khi chất đệm lót bỏ ra chị còn dùng trực tiếp bón cho cây trồng, vì nó đã được phân hủy hoàn toàn không gây mùi hôi thối. Hiện nay, chị đang làm hàng rào xung quanh vườn nhà để tiếp tục mở rộng chăn nuôi với số lượng nhiều hơn.

Chuồng nuôi gà có đệm lót sinh học tạo môi trường khí hậu tốt cho đàn gà.

Chăn nuôi trên đệm lót sinh học đã hạn chế việc ô nhiễm môi trường; sự tác động của các vi sinh vật có ích trong đệm lót lên men đã gây ra sự ức chế và tiêu diệt các vi trùng gây bệnh trong chuồng nuôi.

Ngoài những ưu điểm trên, chăn nuôi sử dụng công nghệ đệm lót sinh học còn giúp giảm khoảng 80% công lao động, do trong suốt quá trình nuôi người chăn nuôi không phải dọn chuồng, giảm chi phí tiền điện, tiền mua thuốc thú y, không gây ô nhiễm môi trường chuồng nuôi cũng như môi trường xung quanh.


Có thể bạn quan tâm

Xây Dựng Công Trình Lưới Điện Khu Nuôi Trồng Hải Sản Xây Dựng Công Trình Lưới Điện Khu Nuôi Trồng Hải Sản

Huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) có 35km bờ biển chạy dọc theo 5 xã trong đó có khoảng 5.000ha bãi triều và 3.000ha rừng ngập mặn, rất phù hợp với phát triển kinh tế nuôi trồng thuỷ sản.

10/02/2014
Ngư Dân An Giang Trúng Đậm Nhiều Cá Bông Lau Bạc Triệu Ngư Dân An Giang Trúng Đậm Nhiều Cá Bông Lau Bạc Triệu

Từ tết đến nay, nhiều ngư dân đánh lưới cá bông lau trên sông Hậu, đoạn cồn Bà Hòa và vàm Chắc Cà Đao (An Giang) bắt được nhiều cá bông lau to bán được bạc triệu.

10/02/2014
Tôm Thẻ Chân Trắng “Lên Ngôi”, Ngành Chuyên Môn Nói Gì? Tôm Thẻ Chân Trắng “Lên Ngôi”, Ngành Chuyên Môn Nói Gì?

Vụ nuôi tôm năm 2013, đa số người nuôi tôm sú ở tỉnh Trà Vinh đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng và đạt hiệu quả khá cao.

10/02/2014
Nông Dân Khổ Vì Cá Chết Hàng Loạt Nông Dân Khổ Vì Cá Chết Hàng Loạt

Cá vừa mới thả nuôi bỗng chết không rõ nguyên nhân, khiến hơn 40 hộ dân nuôi cá trắm cỏ trong lồng tại xã Tịnh Sơn (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) điêu đứng. Cá chết, bao nhiêu vốn liếng của người dân phút chốc tan tành…

10/02/2014
Làm Giàu Từ Mô Hình Chăn Nuôi Gia Công Làm Giàu Từ Mô Hình Chăn Nuôi Gia Công

Hơn 60 mùa xuân của cuộc đời, về hưu đã gần 4 năm nay, ông Nhâm Sỹ Tiến, nguyên Trưởng phòng Văn nghệ, Ðài Phát thanh - Truyền hình Thái Bình đã không chịu yên phận, trở về quê hương xã Ðông Á (Ðông Hưng) làm giàu bằng mô hình chăn nuôi lợn gia công cho Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Thái Lan, tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.

10/02/2014