Nuôi gà trang trại lạnh công nghệ Đức

Ông Lục Văn Tâm trong trang trại gà nuôi lạnh theo công nghệ Đức, thu lãi hơn 1 tỉ đồng/năm - Ảnh: Lâm Viên
Hiện ông Tâm có 2 trang trại lạnh nuôi gà, diện tích mỗi trại 120 x 12 m, được xây dựng kiên cố bằng khung thép, khép kín cách ly với môi trường bên ngoài.
Trang trại được lắp đặt hệ thống làm lạnh bằng những chiếc quạt gió “khổng lồ” và máy điều hòa nhiệt độ để luôn giữ nhiệt độ thích hợp, giúp đàn gà phòng chống được dịch bệnh và phát triển ổn định.
Bên trong được trang bị hệ thống máng chuyền thức ăn, nước uống cho gà hoàn toàn tự động, phù hợp từng độ tuổi và nhu cầu của gà.
Theo ông Tâm, gà con mới nuôi phát triển tốt ở nhiệt độ 30 độ C, lớn trên 20 ngày tuổi phải giảm nhiệt độ xuống còn 26 độ C.
Với trang trại hiện đại này, chỉ sau 40 - 45 ngày nuôi gà nặng 3 kg/con là xuất chuồng.
Mỗi lứa ông Tâm nuôi 30.000 con, mỗi năm xuất được 5 lứa gà, sau khi trừ chi phí sản xuất mang lại lợi nhuận hơn 1 tỉ đồng/năm.
So sánh giữa nuôi gà trang trại hở và trang trại lạnh kín, ông Tâm cho biết: “Trang trại kín không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, ngay trong trại nuôi cũng ít mùi hôi.
Gà chỉ uống men và thuốc bổ không hề dùng kháng sinh nhưng rất ít bị bệnh nên thịt gà ăn ngon hơn…”.
Cũng theo ông Tâm, mô hình này chi phí đầu tư khá cao (gần 2 tỉ đồng/trại) nhưng hiệu quả mang lại thấy rõ, nhờ giảm được nhân công chăm sóc và thu dọn vệ sinh.
Cụ thể, mỗi trại gà chỉ cần 2 công nhân, thay vì 8 công nhân, là có thể đảm nhiệm hết công việc hằng ngày, lợi nhuận tăng 30% so với nuôi trang trại hở.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, cho biết đây là trang trại lạnh công nghệ cao nuôi gà thịt quy mô lớn đầu tiên ở tỉnh Lâm Đồng.
Trên địa bàn xã Bình Thạnh (Đức Trọng) có trang trại lạnh nuôi gà đẻ quy mô công nghiệp cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo ông Sơn, trong tương lai cần nhân rộng mô hình này.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày trung tuần tháng tư năm nay, nắng như đổ lửa trên cánh đồng thôn Đồng Dày thuộc xã Phước Trung, huyện Bác Ái. Tranh thủ những đợt xả nước cuối cùng của hồ Phước Nhơn, anh Tain Hải khẩn trương bơm nước chống hạn, cứu bắp lai. Ruộng bắp rộng một hecta của gia đình anh bước vào giai đoạn “cứng hạt” chuẩn bị thu hoạch.

Hiện nay tại địa bàn xã Sông Cầu, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), các loại nấm bệnh trên cây mía đang bùng phát mạnh và có mức độ lây lan nhanh, khiến nông dân vô cùng lo lắng. Niên vụ mía 2013 - 2014, xã Sông Cầu có 395ha mía. Vì thế, việc xử lý các loại dịch bệnh là một yêu cầu bức thiết.

Ông Chamaleá Hái, 70 tuổi ở thôn Tà Lọt (xã Phước Hòa, huyện Bác Ái) chịu thương chịu khó làm ăn vươn lên thoát nghèo nhờ sản xuất nông nghiệp

Vừa qua, tại thôn Tầm Ngân 2, xã Lâm Sơn (Ninh Sơn) có khoảng 3 sào mít, trong đó có 15% cây mít đang mùa thu hoạch bị sâu đục trái gây hư hại.

Tại các huyện: Thoại Sơn, Châu Thành, Phú Tân, thị xã Tân Châu (An Giang)… có 37 hộ chăn nuôi vịt theo phương pháp an toàn sinh học, với quy mô mỗi hộ từ 500 con đến 4.000 con.