Nuôi gà trang trại lạnh công nghệ Đức

Ông Lục Văn Tâm trong trang trại gà nuôi lạnh theo công nghệ Đức, thu lãi hơn 1 tỉ đồng/năm - Ảnh: Lâm Viên
Hiện ông Tâm có 2 trang trại lạnh nuôi gà, diện tích mỗi trại 120 x 12 m, được xây dựng kiên cố bằng khung thép, khép kín cách ly với môi trường bên ngoài.
Trang trại được lắp đặt hệ thống làm lạnh bằng những chiếc quạt gió “khổng lồ” và máy điều hòa nhiệt độ để luôn giữ nhiệt độ thích hợp, giúp đàn gà phòng chống được dịch bệnh và phát triển ổn định.
Bên trong được trang bị hệ thống máng chuyền thức ăn, nước uống cho gà hoàn toàn tự động, phù hợp từng độ tuổi và nhu cầu của gà.
Theo ông Tâm, gà con mới nuôi phát triển tốt ở nhiệt độ 30 độ C, lớn trên 20 ngày tuổi phải giảm nhiệt độ xuống còn 26 độ C.
Với trang trại hiện đại này, chỉ sau 40 - 45 ngày nuôi gà nặng 3 kg/con là xuất chuồng.
Mỗi lứa ông Tâm nuôi 30.000 con, mỗi năm xuất được 5 lứa gà, sau khi trừ chi phí sản xuất mang lại lợi nhuận hơn 1 tỉ đồng/năm.
So sánh giữa nuôi gà trang trại hở và trang trại lạnh kín, ông Tâm cho biết: “Trang trại kín không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, ngay trong trại nuôi cũng ít mùi hôi.
Gà chỉ uống men và thuốc bổ không hề dùng kháng sinh nhưng rất ít bị bệnh nên thịt gà ăn ngon hơn…”.
Cũng theo ông Tâm, mô hình này chi phí đầu tư khá cao (gần 2 tỉ đồng/trại) nhưng hiệu quả mang lại thấy rõ, nhờ giảm được nhân công chăm sóc và thu dọn vệ sinh.
Cụ thể, mỗi trại gà chỉ cần 2 công nhân, thay vì 8 công nhân, là có thể đảm nhiệm hết công việc hằng ngày, lợi nhuận tăng 30% so với nuôi trang trại hở.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, cho biết đây là trang trại lạnh công nghệ cao nuôi gà thịt quy mô lớn đầu tiên ở tỉnh Lâm Đồng.
Trên địa bàn xã Bình Thạnh (Đức Trọng) có trang trại lạnh nuôi gà đẻ quy mô công nghiệp cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo ông Sơn, trong tương lai cần nhân rộng mô hình này.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù giá XK cá tra sang Thái Lan tăng nhưng đây chỉ là giá sản phẩm phile đông lạnh. Năm 2014, Việt Nam không XK cá tra phile ướp lạnh, tươi sang thị trường này, trong khi năm 2013 Việt Nam XK gần 30 tấn mặt hàng này sang thị trường Thái Lan.

Tôm có vị thế đó vì duy trì tỷ trọng trên 50% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta. Năm 2014, tôm Việt Nam có mặt tại 15 thị trường thống kê được danh tính, nghĩa là còn một số địa chỉ khác gộp vào nhóm “các thị trường khác”. Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam với 22% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, trong khi chiếm gần 30% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam. Về trị giá, xuất khẩu tôm vào Mỹ hơn xuất khẩu sang Nhật Bản xếp thứ 2 gần 9% và xếp thứ 3 là khối EU khoảng 10% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã, chúng tôi tìm đến ấp Tây Bình, vừa rẽ vào con kênh ở ấp để hỏi thăm đến nhà một hộ nuôi rắn từ chương trình, thì một phụ nữ chạy ra hỏi: “Hai chú mua rắn hả, nhiều hay ít…”. Qua đó, cũng đủ biết các hộ nuôi rắn ở đây ngóng chờ người mua như thế nào.

Năm 2014, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên cả nước tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng trên địa bàn Hà Nội vẫn cơ bản được kiểm soát. Đặc biệt, trong năm, Hà Nội không xảy ra ổ dịch truyền nhiễm nguy hiểm như dịch tai xanh, lở mồm long móng và cúm gia cầm.

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của chính quyền và các cơ quan chuyên môn, các hộ chăn nuôi gà đồi Yên Thế (Bắc Giang) đã chủ động thực hiện tái đàn, làm tốt quy trình chăm sóc và đa dạng hóa các sản phẩm nên sản lượng, chất lượng đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của thị trường.