Nuôi Gà Thịt Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh đang triển khai chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân thực hiện mô hình nuôi gà thịt sử dụng đệm lót sinh học. Ðây là mô hình đã được chăn nuôi thực nghiệm trên địa bàn tỉnh trong năm 2013 và cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Tổng chi phí làm đệm lót sinh học gồm men vi sinh BALASA N01, chất độn chuồng để nuôi 500 con gà khoảng 400 nghìn đồng. Sau hai đến ba tháng thả nuôi là có thể xuất chuồng, trọng lượng gà đạt từ 1,5 đến 1,7 kg/con. Gà nuôi tăng trưởng nhanh, ít bị bệnh, tỷ lệ nuôi sống đạt hơn 95%, cao hơn ngoài mô hình từ 10 đến 15%.
Với giá bán 60.000 - 65.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, khả năng thu lãi gần 10 triệu đồng/đợt nuôi. Ngoài ra, việc sử dụng đệm lót trong chăn nuôi không gây mùi hôi, không gây ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi. Trong khi đó, đệm lót có thể tái sử dụng được nhiều lần.
Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, mỗi năm, nông dân trong tỉnh nuôi khoảng năm triệu con gà. Việc ứng dụng rộng rãi đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà thịt góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi cũ, lạc hậu sang chăn nuôi tập trung.
Men vi sinh BALASA N01 kết hợp với trấu, mùn cưa... làm phân hủy phân, giảm mùi hôi thối, ức chế và tiêu diệt sự phát triển của hệ vi sinh có hại, không gây ô nhiễm môi trường, có thể phát triển chăn nuôi nơi khu dân cư.
Nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học giúp nông dân giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế và nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều chuyên gia nhận định, TPP tạo ra nhiều lợi thế đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam khi thuế suất được giảm xuống bằng 0%. Vấn đề còn lại là các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội đó như thế nào?

Cũng như nhiều sản phẩm của địa phương trong tỉnh Quảng Ninh, cuối năm 2013 Trứng gà Tân An (TX Quảng Yên) đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng quyền sử dụng nhãn hiệu.

Ngày 13/3, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị lấy ý kiến Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2014 - 2020 với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan và đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT một số tỉnh, thành trên cả nước.

Một cơ sở sản xuất phôi nấm công suất lớn, đầu tư quy mô, bài bản, mỗi tháng cung cấp hàng trăm ngàn phôi nấm tai mèo cho nông dân. Đó là cơ sở nấm của hai ông chủ rất trẻ đặt tại thôn K’Long, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng. Không chỉ với nấm tai mèo, cơ sở còn đang chinh phục thêm nấm linh chi Đà Lạt với mục tiêu đưa linh chi Đà Lạt vào sản xuất rộng rãi.

Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh cho biết, vụ Đông xuân 2013 – 2014, toàn tỉnh xuống giống được 22.145 ha mì tại 8 huyện: Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Dương Minh Châu, Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu, Hòa Thành và thành phố Tây Ninh.