Nuôi Gà Thịt Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh đang triển khai chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân thực hiện mô hình nuôi gà thịt sử dụng đệm lót sinh học. Ðây là mô hình đã được chăn nuôi thực nghiệm trên địa bàn tỉnh trong năm 2013 và cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Tổng chi phí làm đệm lót sinh học gồm men vi sinh BALASA N01, chất độn chuồng để nuôi 500 con gà khoảng 400 nghìn đồng. Sau hai đến ba tháng thả nuôi là có thể xuất chuồng, trọng lượng gà đạt từ 1,5 đến 1,7 kg/con. Gà nuôi tăng trưởng nhanh, ít bị bệnh, tỷ lệ nuôi sống đạt hơn 95%, cao hơn ngoài mô hình từ 10 đến 15%.
Với giá bán 60.000 - 65.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, khả năng thu lãi gần 10 triệu đồng/đợt nuôi. Ngoài ra, việc sử dụng đệm lót trong chăn nuôi không gây mùi hôi, không gây ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi. Trong khi đó, đệm lót có thể tái sử dụng được nhiều lần.
Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, mỗi năm, nông dân trong tỉnh nuôi khoảng năm triệu con gà. Việc ứng dụng rộng rãi đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà thịt góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi cũ, lạc hậu sang chăn nuôi tập trung.
Men vi sinh BALASA N01 kết hợp với trấu, mùn cưa... làm phân hủy phân, giảm mùi hôi thối, ức chế và tiêu diệt sự phát triển của hệ vi sinh có hại, không gây ô nhiễm môi trường, có thể phát triển chăn nuôi nơi khu dân cư.
Nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học giúp nông dân giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế và nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm

Lịch thời vụ đã qua gần 2 tháng, nhưng hiện toàn tỉnh chỉ xuống giống vụ tôm mới chưa đạt 50% tổng diện tích. Ngoài các nguyên nhân do dịch bệnh, thiếu vốn, người nuôi tôm đang đối mặt với khó khăn khi tìm mua giống chất lượng để thả nuôi vụ mới.

Chiều 28/4, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Mekong Tomland Việt Nam hội thảo bàn giải pháp quản lý vùng nuôi tôm tỉnh Cà Mau.

Giống cây trồng quyết định không nhỏ đến năng suất, chất lượng nông sản. Điều đáng lo ngại hiện nay là thị trường giống cây trồng còn quá nhiều kẽ hở.

Tỉnh Hải Dương có diện tích trồng ngô khá lớn với hơn 4.000 ha, phân bổ khá đều ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Trong đó, huyện Thanh Miện trồng hơn 500 ha, Gia Lộc 500 ha, Nam Sách hơn 400 ha, Cẩm Giàng gần 400 ha…

Nhiều ngày qua, tại khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai, các hộ dân bắt đầu hái đợt quả xoài chín đầu tiên để bán cho thương lái. Ước tính, mỗi ngày các thương lái gom mua và chuyển đến các nơi khác để bán khoảng 4 tấn xoài.