Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi gà ri thả vườn

Nuôi gà ri thả vườn
Ngày đăng: 25/11/2015

Ông Võ Đình Trung (62 tuổi, xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên), là một trong 196 hộ gia đình ở hai huyện Duy Xuyên và Thăng Bình (Quảng Nam) được lựa chọn để triển khai mô hình trên.

Gia đình ông được hỗ trợ 50 con gà ri giống cùng thức ăn và vật liệu làm chuồng.

Ông cũng được tập huấn kỹ thuật làm chuồng, chọn giống, quy trình chăm sóc gà.

Chỉ sau ba tháng, gà của ông đạt trọng lượng trung bình từ 1,5 đến 2kg, gà mắc ít bệnh, tỷ lệ nuôi sống là 90%.

Sau hơn một năm, từ 50 con gà giống đầu tiên, đến nay chuồng gà của ông đã chia làm ba độ tuổi: gà con, gà choai và gà sinh sản.

Đàn gà không chỉ cung cấp hơn 200 quả trứng cùng giống cho các hộ gia đình mà còn cho gà thịt để bán.

Ông Trung cho biết: “Gà phát triển nhanh mà giá thành và chất lượng thịt rất tốt nên được thị trường ưa chuộng.

Sắp tới gia đình tôi sẽ mở rộng chuồng gà để nuôi nhiều hơn nữa”.

Để giảm tác động của thời tiết khí hậu, vừa cao ráo để không ngập nước, vừa kiên cố để chống chọi được gió bão, lại bảo đảm thông thoáng vào mùa hè, các hộ được hướng dẫn thiết kế, xây dựng chuồng phù hợp.

Chuồng được vệ sinh tiêu độc khử trùng và kết hợp trồng giàn leo hoa lý làm mát và là nguồn thức ăn cho gà.

Lưới rào chung quanh để giảm dịch bệnh.

Gà giống được tiêm vắc-xin đầy đủ trước khi đưa vào chăn nuôi.

Việc tận dụng nguồn thức ăn địa phương, hạn chế thức ăn công nghiệp và nước uống có pha thêm các chất giải nhiệt, vi-ta-min C, kháng sinh tổng hợp giúp gà tăng trưởng nhanh, sức đề kháng tốt.

Nền chuồng gà được rải trấu, phun en-zim khử mùi.

Phân và chất thải được thu gom xử lý bằng men vi sinh làm giảm phát thải mùi và khí gây hiệu ứng nhà kính.

Chất thải sau xử lý lại phục vụ việc trồng trọt, tạo một vòng sản xuất khép kín, giúp người dân tăng hiệu quả sản xuất, cải thiện môi trường.

Mô hình gà ri thả vườn sau khi triển khai cho gần 200 hộ ở Quảng Nam đã mang lại hiệu quả về môi trường và an sinh xã hội.

Vừa tăng thu nhập, bảo đảm công ăn việc làm cho người dân các hộ nghèo, cận nghèo và trung bình.

Vừa giúp các gia đình tăng cường khả năng chống chịu với các hiện tượng khí hậu thay đổi.

Với kết quả đạt được, mô hình hoàn toàn có thể nhân rộng hơn nữa tới các khu vực ven biển miền trung để cải thiện đời sống cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

Diện tích, năng suất cây trồng cạn tăng khá Diện tích, năng suất cây trồng cạn tăng khá

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, trong năm 2015 này huyện Phù Cát đã quy hoạch vùng sản xuất các loại cây trồng, đồng thời tập trung vận động nông dân chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả đưa vào sản xuất các loại cây trồng cạn.

05/10/2015
Nông dân đang thiệt kép rất lớn Nông dân đang thiệt kép rất lớn

Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu 11 mặt hàng nông sản chủ yếu (gồm gạo, cà phê, điều nhân, sắn và sản phẩm sắn, cao su, hạt tiêu, chè, rau quả, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm mây, tre, cói, thảm)

05/10/2015
Một niên vụ thất bát Một niên vụ thất bát

Niên vụ cà phê 2014-15 mới qua. Một năm mua bán mới vừa bắt đầu. Nhìn lại hoạt động một năm qua, Hiệp hội Cà phê & Ca Cao Việt Nam cho rằng đây là một niên vụ cà phê “đau buồn”. Thử tìm hiểu lý do vì sao.

05/10/2015
Tăng sản phẩm chế biến sâu càphê, hồ tiêu Tăng sản phẩm chế biến sâu càphê, hồ tiêu

Ông Võ Thành Đô, Phó cục trưởng Cục Chế biến nông - lâm - thủy sản và nghề muối cho biết, từ nay đến năm 2020 và định hướng 2030, cả nước chưa cần xây dựng thêm các cơ sở chế biến mới càphê, hồ tiêu, chỉ chú trọng đầu tư bổ sung,...

05/10/2015
Mở rộng diện tích cam sành Mở rộng diện tích cam sành

Vị Xuyên là một trong 3 huyện trọng điểm phát triển cây cam sành của tỉnh Hà Giang. Theo kế hoạch, năm 2015, huyện sẽ trồng mới 200ha cam sành. Trong tháng 7 và tháng 8, Vị Xuyên đã trồng mới được 150ha cam sành trên địa bàn 9 xã, thị trấn, nâng tổng diện tích cam sành lên 480ha.

05/10/2015