Nuôi gà Ri lai an toàn sinh học hiệu quả được khẳng định

Được triển khai thực hiện từ tháng 5/2015, mô hình chăn nuôi gà Ri lai an toàn trên nền đệm lót sinh học với tổng số 2.000 con gà, có 20 hộ gia đình ở 3 thôn Ngòi, Lũng, Mỹ Bình của xã Mỹ Bằng tham gia. Mỗi hộ tham gia được hỗ trợ 100 con gà giống, trong quá trình chăn nuôi, các hộ được hỗ trợ 50% thức ăn, thuốc thú y và được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh cho đàn gà.
Trong quá trình nuôi, các hộ đã áp dụng đúng quy trình kỹ thuật như: thiết kế chuồng, tiêm phòng vắc-xin, định kỳ khử trùng tiêu độc, quy trình xử lý chất thải bằng men vi sinh…
Sau hơn 3 tháng triển khai mô hình thấy, gà Ri lai phù hợp với khả năng, điều kiện chăn nuôi của người dân địa phương, gà tăng trọng nhanh, tỷ lệ sống đạt cao, sau hơn 90 ngày nuôi gà có trọng lượng bình quân 1,8 - 2 kg/con. Với giá gà thịt hiện tại trên thị trường là 80.000 đồng/kg, sau 90 ngày nuôi, 100 con gà giống sẽ cho lãi từ 3 - 3,5 triệu đồng.
Điển hình như gia đình chị Nguyễn Thị Thược, thôn Ngòi, là một trong những hộ tham gia mô hình và nhận nuôi 100 con gà theo phương pháp an toàn sinh học trên nền đệm lót sinh học. Qua 3 tháng nuôi chị thấy, tỷ lệ gà nuôi sống đạt 95%, trọng lượng bình quân đạt 2 kg/con, với giá bán 80.000đồng/kg chị có thu trên 15 triệu đồng.
“Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học giúp gà phát triển khỏe mạnh, ít bị dịch bệnh nên chi phí giảm đáng kể. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô đàn và áp dụng phương thức chăn nuôi mới này”, chị Thược khẳng định.
Có thể bạn quan tâm

Không những là doanh nghiệp (DN) sản xuất và kinh doanh phân bón hàng đầu Việt Nam, trong thời gian qua, Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) cũng đã không ngừng thực hiện các hoạt động nhằm góp phần tích cực vào công tác an sinh xã hội (ASXH) gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.

Ở vùng đất bãi ngang khó khăn Hải Ninh (H.Quảng Ninh, Quảng Bình), gia đình anh Đỗ Văn Tùng đã mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi lợn thịt trên đệm lót sinh học và đạt được những thành công bước đầu.

Ngày 29.7, đại diện Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) cho biết tổ chức này cùng với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn vừa ký thực hiện hai chương trình hợp tác là Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học rừng và các dịch vụ hệ sinh thái tại VN và Chương trình bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn ĐBSCL nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (gọi tắt là Chương trình ICMP) giai đoạn 2.

Viện Nghiên cứu và phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu lai tạo và khôi phục nhiều giống lúa chịu mặn, chịu phèn giỏi.

Ngày 30-7, nguồn tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền vừa đồng ý với đề nghị của sở về việc dừng xây dựng đề án quy hoạch, phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.