Nuôi Gà J-Dabaco Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Nông, qua gần 3 năm triển khai, đến nay có thể khẳng định giống gà J-Dabaco rất phù hợp với điều kiện, khí hậu của Đắk Nông, có nhiều ưu điểm vượt trội so với giống gà địa phương, được nông dân hưởng ứng, nhân rộng.
Theo đó, trong năm 2013, Trung tâm đã triển khai được 30 mô hình nuôi gà J-Dabaco tại địa bàn các huyện Tuy Đức, Đắk R’lấp, Đắk Song, Đắk Glong và Krông Nô.
Nhiều gia đình tham gia mô hình đã xác nhận nuôi giống gà này cho hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như từ tháng 9/2013, gia đình chị Ninh Thanh Thủy ở thôn Đắk M’rê, xã Quảng Tân (Tuy Đức) nuôi 100 con gà giống J-Dabaco.
Qua gần 3 tháng chăm sóc, hiện chị đã xuất bán gà với giá 80.000 đồng/kg, trừ chi phí còn thu lãi hơn 50.000 đồng/con. Gia đình chị Dương Xuân Mùi ở thôn Tân Lập, xã Đắk Ru (Đắk R’lấp) sau khi nuôi thử nghiệm thấy hiệu quả đã mở rộng thêm chuồng trại để tăng đàn với quy mô khoảng 500 con, với kế hoạch một năm nuôi 4 lứa thu lãi 100 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Xác định tiềm năng thế mạnh của địa phương trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua với nhiều giải pháp đồng bộ, huyện Tủa Chùa đã tích cực chỉ đạo người dân thâm canh, phát triển kinh tế. Đến nay, trình độ áp dụng KHKT, sử dụng giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống bà con vùng cao còn nhiều khó khăn

Hộ chú Trần Văn Hạnh ngụ ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi là một trong những người đã “biết nuôi” và thành công trong việc chăn nuôi vịt theo quy trình an toàn sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo sản phẩm sạch, giữ gìn môi trường sinh thái.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Công diện số 16/CĐ-UBND về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi.

Năm 2011, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều bất lợi do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh diễn biến bất thường... Để sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành chức năng, đặc biệt là nông dân đã cố gắng khắc phục khó khăn, chủ động chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tập trung mọi nguồn lực thâm canh cây trồng đem lại hiệu quả thiết thực.

Nhằm khai thác triệt để, tiềm năng lợi thế về các điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hoá, từ năm 2006, huyện Hạ Lang tiến hành ký kết hợp đồng với huyện Long Châu (Trung Quốc) phát triển trồng mía nguyên liệu xuất khẩu với quy mô đến năm 2015 trồng 1.200 ha.