Nuôi Gà Ai Cập Ở Hương Trà (Thừa Thiên Huế)

Từ tháng 5-2014, Trung tâm Khuyến nông-lâm-ngư Thừa Thiên Huế đã triển khai thí điểm nuôi gà Ai Cập ở phường Hương Văn (Hương Trà), bước đầu thể hiện tính thích nghi tốt, gà sinh trưởng nhanh, tỷ lệ cho trứng cao.
Với 480 gà giống 1 ngày tuổi được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Trung tâm Khuyến nông-lâm-ngư TT Huế hỗ trợ, đến nay đàn gà tại 4 hộ ở Phường Hương Văn (thị xã Hương Trà) đều phát triển, sinh trưởng tốt. Hiện gà đang giai đoạn đẻ trứng, tỷ lệ trứng đạt hơn 60 - 80%.
Từ kinh phí của Sở NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông-lâm-ngư Thừa Thiên Huế triển khai mô hình nuôi gà Ai Cập chuyên trứng sử dụng đệm lót sinh học với tổng số gà giống là 400 con. Tham gia mô hình trình diễn, người chăn nuôi được hỗ trợ 100% con giống, 30% vật tư thiết yếu và chế phẩm sinh học BalasaN01. Đồng thời, được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, làm đệm lót sinh thái, quy trình nuôi gà Ai Cập.
Nuôi gà Ai Cập tại Hương Văn
Anh Trần Hưng Hậu (TDP 2 - P. Hương Văn), là một trong 4 hộ tham gia mô hình, đã từng thành công với nhiều mô hình và là nông dân làm giàu từ chăn nuôi trồng trọt tại địa phương. Khi tham gia mô hình, anh được nhận 123 con gà giống trong đó có 95 con gá mái. Diện tích nuôi 550 m2 đất vườn và chuồng trại.
Sau 7 tháng nuôi, mỗi ngày đàn gà Ai Cập sinh sản cung cấp cho thị trường từ 65 đến 70 trứng/ngày, với giá trứng hiện nay từ 3.500 đồng - 4.000 đồng/quả được thị trường ưa chuộng. Trừ chi phí anh cũng lãi được 100.000 đồng đến 120.000 đồng mỗi/ngày.
Anh Hậu cho biết, hiện đang đưa các giống gà trống đá, gà trống Tam Hoàng, gà trống Lương Phượng lai với gà mái Ai Cập để bán gà thịt. Bởi, màu lông, chân của gà Ai Cập, thị trường Thừa Thiên Huế không ưa chuộng nên phải lai với các giống gà trên. Theo anh, nuôi gà với đệm lót chế phẩm sinh học BalasaN01 sẽ giảm công lao động, không ô nhiễm môi trường, gà Ai Cập lai phát triển tốt, ít xảy ra dịch bệnh và đặc biệt là khi đệm lót đó thải ra sẽ là nguồn cung cấp phân bón tốt cho cây trồng.
Theo đánh giá bước đầu của Sở NN&PTNT đây là một mô hình mới có hiệu quả. Kỹ thuật làm chuồng dễ thực hiện, khâu chuẩn bị đệm lót, chăm sóc gà cũng đơn giản, chi phí thấp, giảm công lao động, không ô nhiễm môi trường, gà Ai Cập lai phát triển tốt, sức đề kháng cao, ít xảy ra dịch bệnh, rất phù hợp với các hộ nông dân nuôi nhỏ lẻ và trang trại.
Bà Bùi Thị Hải Yến - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông-lâm-ngư Thừa Thiên Huế cho biết “Hiện Trung tâm đang khuyến khích các hộ phát triển đàn gà với số lượng lớn, đồng thời nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh, tạo nguồn thu nhập cao và thay thế dần những vật nuôi hiệu quả thấp trong thời gian đến”.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều ngày qua giá heo trên thị trường tăng mạnh khiến người chăn nuôi rất phấn khởi. Từ giá 46-47 ngàn đồng/kg vào tháng trước, hiện giá heo hơi tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai) đã tăng lên 53-54 ngàn đồng/kg, cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.

Bao trái xoài bằng túi xốp hiện không còn là kỹ thuật xa lạ đối với nhà vườn. Nếu như trước đây, bao trái bằng túi xốp chỉ được ứng dụng ở các mô hình trình diễn thì giờ đây kỹ thuật này trở thành phổ biến.

Những năm gần đây, trái chôm chôm Rong-riêng được thị trường ưa chuộng và từ đó có nhiều nhà vườn Chợ Lách (Bến Tre) trồng loại cây này.

Nông dân canh tác dưa hấu ở các huyện Châu Đức, Đất Đỏ, Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu)… đang vào vụ thu hoạch dưa hấu. Nếu như dịp trước và trong Tết, giá dưa hấu bán tại vườn ở mức từ 9.000 - 11.000 đồng/kg thì ở thời điểm này chỉ còn dao động ở mức 1.500 – 2.500 đồng/kg.

Với lợi thế giáp sông Hồng, nhiều người dân ở xã Hoàng Hanh (thành phố Hưng Yên) đã lựa chọn nghề chài lưới để làm kế sinh nhai. Nghề đánh bắt cá của các hộ chài lưới diễn ra quanh năm, thế nhưng sôi động nhất có lẽ chính là vào vụ cá mòi.