Nuôi ếch thương phẩm an toàn sinh học

Trung tâm đã giới thiệu loại hình nuôi trong bạt, nuôi trong vèo giăng trong ao; kỹ thuật cải tạo ao; thiết kế các loại vèo, thiết kế các bạt nuôi trên bờ; xử lý nước;
Chọn giống, mật độ thả; cách cho ăn, chăm sóc, phòng bệnh; quản lý ếch nuôi và môi trường nước; sử dụng men vi sinh trộn vào thức ăn và dùng men vi sinh xử lý nước...
Nông dân được mắt thấy tai nghe những cách làm hay để áp dụng nhằm góp phần tăng thu nhập, tạo ra sản phẩm an toàn.
Năm 2015 mô hình nuôi ếch thương phẩm an toàn sinh học đang thực hiện quy mô 1.000 m2 với 10 hộ tham gia ở các xã Mỹ Thành Nam và Phú Nhuận.
Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ con giống, một phần vật tư chính và được hướng dẫn kỹ thuật trong suốt vụ nuôi, đến nay ếch được 35 ngày đạt cỡ 3 - 7 con/kg, dự kiến khoảng nửa tháng tới bắt đầu thu hoạch.
Theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật, ếch nuôi đạt yêu cầu đặt ra, các hộ tham gia đều nhiệt tình áp dụng tiến bộ kỹ thuật.
Đây được xem là mô hình thích hợp với hộ có ít đất SX hay khu vực đô thị có khả năng phát triển bền vững trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 23/2, tại Vĩnh Long, ông Phan Anh Vũ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã trao Giấy chứng nhận GlobalGAP của Tổ chức quốc tế Bureau Veritas cho trại nuôi cá tra 10 ha của Công ty Biofeed tại ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình. Đây là trại nuôi cá tra đầu tiên của tỉnh được chứng nhận thực hành nuôi cá tra tốt toàn cầu.

Những ngày này, dọc tuyến Quốc lộ 14B, đoạn qua các xã Đại Hồng, Đại Sơn, Đại Lãnh (thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) luôn tấp nập cảnh người dân thu hoạch và mua bán dứa. Hàng trăm chiếc "xe trâu” chở dứa từ rẫy về tập kết tại nhiều điểm ven đường.

Hiện nay, nghề nuôi nhím vẫn còn khá mới, thị trường tiêu thụ có nhiều tiềm năng do thịt nhím ăn ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn đặc sản, làm thuốc chữa bệnh, cho thu nhập cao. Qua quá trình nuôi thử nghiệm, ông nhận thấy nhím là một loài động vật dễ nuôi, kháng bệnh tốt, thức ăn rất đơn giản, có sẵn trong tự nhiên như chuối, bắp, khoai, bí rợ, củ sắn... là đã đủ cho nhím sinh trưởng và phát triển tốt

Làm sao để con cá tra Hậu Giang phát triển bền vững, giúp người dân thực sự yên tâm sản xuất theo định hướng quy hoạch vùng nguyên liệu cá tra trong thời gian tới là điều cần phải bàn ngay từ bây giờ.

Việc liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các nhà khoa học xây dựng mô hình chăn nuôi bò sữa kiểu mẫu đang mở ra nhiều hy vọng cho người nông dân. Người chăn nuôi bò sữa được cung cấp con giống tốt, hỗ trợ đào tạo kỹ thuật chăm sóc đúng quy trình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm.