Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Động Vật Hoang Dã Hiệu Quả Cao

Nuôi Động Vật Hoang Dã Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 03/05/2012

Trang trại nuôi động vật hoang dã quy mô lớn của vợ chồng anh Trần Văn Ngự - chị Lê Thị Thôi ở thôn An Ngãi Tây 1, xã Hòa Sơn là mô hình mới, có hiệu quả cao ở vùng bán sơn địa huyện Hòa Vang (Đà Nẵng).

Vốn ham tìm tòi, học hỏi, vợ chồng chị Thôi đầu tư cải tạo và mở rộng khu chuồng nuôi heo thường trở thành khu chuồng trại nuôi nhím, heo rừng và chồn hương.

Chị Thôi kể, đầu năm 2007, chị mua 8 cặp nhím giống giá hơn 100 triệu đồng, trong đó có 2 cặp đã trưởng thành. Nhím cái 16 tháng tuổi bắt đầu đẻ con, một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa thường đẻ 2 con. Nhím con 4 tháng tuổi hiện có giá 10 triệu đồng/cặp. Từ 2007 đến nay, vợ chồng chị đã bán hàng chục cặp, hiện đang có 19 cặp nhím bố mẹ.

Heo rừng được anh chị nuôi trong chuồng, kết hợp thả rông trên một đám đất rộng liền kề. Ban đầu, vợ chồng chị mua 2 đàn heo giống (gồm 2 heo mẹ, 16 heo con) và 1 heo đực giống. Heo rừng 6 tháng đẻ một lứa. Heo con 45 ngày tuổi được tách mẹ, nuôi riêng. Ba tháng tuổi, heo nặng 6-7kg, giá bán 1,5 triệu đồng/con.

Cùng với nhím, heo rừng, vợ chồng chị Thôi còn nuôi chồn hương. Theo chị Thôi, chồn hương mắn đẻ, mỗi lần đẻ tới 5-6 con. Hiện trên thị trường nguồn cung chưa đủ cầu. 6 tháng tuổi, chồn hương nặng khoảng 3kg, giá mỗi kg từ 1-1,3 triệu đồng.

Trong khu vườn rộng hơn 3.000m2, vợ chồng chị còn trồng nhiều loại rau quả để làm thức ăn cho các loài vật nuôi, có một hồ cá lớn để tăng thêm thu nhập và là nơi thả bèo làm thức ăn cho heo rừng.

Chị Thôi cho hay, nhím, heo rừng, chồn hương có sức đề kháng tốt, người nuôi không phải bận tâm về chuyện xử lý dịch bệnh; sản phẩm có thương lái đến tận nơi mua. Một điều hết sức quan trọng, khi nuôi các loài vật hoang dã là phải xin giấy phép của Chi cục Kiểm lâm và báo cáo với chính quyền địa phương. Khi bán sản phẩm cũng phải xin giấy phép vận chuyển để giao cho người mua.

“Mọi hồ sơ thủ tục, vợ chồng tôi đều được các cơ quan chức năng giải quyết nhanh chóng. Gia đình tôi luôn được các cơ quan thẩm quyền cùng chính quyền, đoàn thể địa phương động viên, tạo thuận lợi trong việc nuôi động vật hoang dã"- chị Thôi cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Thu lãi gần 400 triệu đồng nhờ luân vụ lúa và sen lấy ngó Thu lãi gần 400 triệu đồng nhờ luân vụ lúa và sen lấy ngó

Sau gần 30 năm đẩy mạnh tiến trình khai phá Đồng Tháp Mười, Tiền Giang đã thành lập huyện Tân Phước giàu các tiềm năng về sản xuất nông nghiệp, xây dựng những vùng chuyên canh cây trồng hướng đến xuất khẩu: Lúa, dứa, khoai, cây lâm nghiệp...

13/05/2015
Trăn trở từ vụ mía Trăn trở từ vụ mía

Niên vụ mía 2014 - 2015 ở xã Ninh Tân (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đã khép lại. Một vụ sản xuất gặp sâu bệnh, nắng hạn đã khiến nông dân kiệt quệ. Đã vậy, nhiều nông hộ còn đang đối mặt với việc bị Công ty Cổ phần Đường Khánh Hòa (KSC) phạt vi phạm hợp đồng (HĐ) vì không giao đủ số lượng mía như cam kết.

13/05/2015
Thương lái lại mua hàng lạ đời Thương lái lại mua hàng lạ đời

Một số thương lái đang tìm mua cau non ở các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với giá cao. Theo các ngành chức năng, người dân cần cảnh giác, không nên thấy giá cao mà đốn bỏ những loại cây đặc sản của địa phương để trồng cau.

13/05/2015
Lợi Hải (Ninh Thuận) nhân rộng mô hình tưới nước tiết kiệm trong mùa hạn Lợi Hải (Ninh Thuận) nhân rộng mô hình tưới nước tiết kiệm trong mùa hạn

Khắc phục tình trạng thiếu nước sản xuất do nắng hạn kéo dài, thời gian qua, nhiều nông dân tại xã Lợi Hải (Thuận Bắc - Ninh Thuận) đã chủ động khoan giếng, lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, góp phần giảm công lao động, tăng năng suất cây trồng, ổn định cuộc sống.

13/05/2015
Lào Cai có gần 1.500 ha lúa xuân nhiễm rầy Lào Cai có gần 1.500 ha lúa xuân nhiễm rầy

Thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai, trên địa bàn tỉnh hiện có 1.477 ha lúa xuân bị nhiễm rầy, tập trung chủ yếu tại các huyện: Bát Xát, Bảo Thắng, Văn Bàn, Mường Khương và thành phố Lào Cai.

13/05/2015