Nuôi Dông Dễ Bán

Dông là loài lớn nhanh, một năm đẻ 2 - 3 lần, mỗi lần đẻ 6 - 8 trứng, khoảng 10 ngày sau thì trứng nở thành con, sau 4 - 5 tháng là xuất chuồng.
Anh Trần Văn Chánh ở ấp Bà Đen, xã An Cư, huyện Tịnh Biên thực hiện mô hình nuôi dông đầu tiên ở vùng Bảy Núi, thả nuôi 1.500 con giống với diện tích chuồng trại rộng 500 m2.
Theo anh, dông thích sống ở vùng đất pha cát nên phải xây dựng chuồng trại xung quanh không để chúng thoát ra ngoài.
Để dông đạt tỷ lệ sống cao, đòi hỏi chọn con giống ban đầu khỏe mạnh, khoảng 20 - 30 con/kg, nguồn thức ăn ưa thích của dông là các loại rau, củ quả như cà chua, rau muống, giá, lá khoai lang... Chỉ sau 4 - 5 tháng chăm sóc tốt, dông có thể xuất bán.
Dông là loài lớn nhanh, một năm đẻ 2 - 3 lần, mỗi lần đẻ 6 - 8 trứng, khoảng 10 ngày sau thì trứng nở thành con, sau 4 - 5 tháng là xuất chuồng.
Bình quân 1 tháng anh Chánh tuyển chọn xuất bán khoảng 20 - 25 kg dông trưởng thành cho các nhà hàng ở TP Cần Thơ và TP.HCM, với giá bán từ 350 - 400 ngàn đồng/kg. Tuy thị trường tiêu thụ rất lớn, lượng dông của anh Chánh không đủ đáp ứng cho khách hang.
Có thể bạn quan tâm
Vừa qua, tại phường 6, TP.Cao Lãnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội thảo sơ kết “Sản xuất rải vụ thu hoạch xoài theo hướng an toàn năm 2014 - 2015”. 100 nhà vườn ở huyện Cao Lãnh và TP.Cao Lãnh đến dự.

17 tấn phân bón vô cơ sản xuất trong nước và nhập khẩu tuy đảm bảo chất lượng, nhưng chỉ vì thiếu “dấu hợp qui” trên bao bì mà đã bị cơ quan quản lý thị trường tỉnh này “giam kho” đến hơn 1 tháng và xử phạt rất nặng.

Các bộ lo lắng không có quy hoạch sản phẩm cụ thể thì sẽ không quản được, hậu quả nhãn tiền là nông dân trồng nhiều nông sản, đến lúc phải đổ bỏ...

Trước kia, thường người nuôi thủ công mới "chăm" lợn bằng chất cấm. Nhưng báo cáo mới đây của Thanh tra Bộ NN&PTNT cho thấy một số doanh nghiệp có "tên tuổi" trong ngành chăn nuôi cũng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Xuất khẩu gạo mậu biên từ Myanmar sang Trung Quốc qua cửa khẩu biên giới phía bắc vẫn tiếp diễn bất chấp lệnh cấm tạm thời xuất khẩu của Myanmar.