Nuôi Dê Trong Rừng Đước

Với nguồn thức ăn sẵn có, đầu ra sản phẩm có giá cả ổn định và khá cao, nghề nuôi dê tại ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đang phát triển thuận lợi.
Tại ấp có 20 hộ nuôi dê, thu nhập mỗi năm từ vài chục đến cả trăm triệu đồng/hộ, tuỳ theo quy mô lớn, nhỏ. Anh Lê Văn Be, đàn dê 27 con đã giúp gia đình anh thu hơn 70 triệu đồng/năm.
Dê là loài tăng trưởng rất nhanh, khả năng kháng bệnh cao, có thể chịu được khí hậu khắc nghiệt. Nếu người nuôi muốn dê phát triển và tăng trọng nhanh, cần phải thay đổi thức ăn thường xuyên. Anh Lê Văn Be cho biết, thường thì thức ăn của dê chỉ là lá đước và lá mắm, khoảng vài ngày chuyển qua cho ăn cây đậu ma hái bên bãi biển Khai Long để bổ sung đạm cho chúng.
Thời gian phát triển nhanh nhất của dê là trong năm đầu đời. Chỉ trong vòng 12 tháng, trọng lượng đạt từ 40-50 kg/con. Trung bình mỗi con dê cái trong 1 năm có thể sinh 2 lứa, mỗi lứa từ 2-3 con. Nguồn cung cấp giống sẵn tại địa phương do một số hộ chuyên nhân giống ra bán.
Về chuồng trại để nuôi dê không cần mất nhiều diện tích, chủ yếu là chuồng phải cao, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ. Thị trường hiện nay đang chuộng loại dê thịt, thường là dê đạt từ 6-8 tháng tuổi, trọng lượng từ 30-35 kg/con. Với loại dê này sẽ bán được giá khoảng 80.000 đồng/kg.
Anh Trương Minh Thuận, một người nuôi dê trong ấp, cho biết: “Gia đình tôi có hơn 10 năm nuôi dê nên cũng tích luỹ một số kinh nghiệm. Hiện nay, đàn dê của tôi có 31 con, hằng năm mang lại lợi nhuận không dưới 50 triệu đồng”.
Ông Nguyễn Minh Thắng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Đất Mũi, cho rằng, đây là nghề chăn nuôi mới, hiệu quả cao. Xã đang chỉ đạo nhân rộng mô hình chăn nuôi này trong bà con, giúp họ có công ăn việc làm, góp phần từng bước cải thiện cuộc song.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, xã Chân Sơn (Yên Sơn) đã thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khá mạnh mẽ, bước đầu tạo ra sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Với lợi thế trên 11.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó có 2 hồ chứa lớn là hồ thủy điện Tuyên Quang và hồ thủy điện Chiêm Hóa, việc khai thác, phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh đang được các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm..

Thời điểm này, trên khắp những cánh đồng ở huyện Nà Hang, bà con nông dân đang hồ hởi bước vào một mùa vụ mới với nhiều niềm vui, phấn khởi từ những thắng lợi của vụ xuân, hứa hẹn những mùa vàng nặng hạt..

Là loại cây công nghiệp rất kén đất, nhưng đã hợp đất rồi thì phát triển rất nhanh, cho sản phẩm nhiều, giá trị kinh tế cao... cây sơn ta đã được khẳng định ở xã Ngọc Hội (Chiêm Hóa) khi ngày càng nhiều nông dân giàu lên nhờ trồng cây này....

Nhằm giúp các hội viên nông dân khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của địa phương, nhiều năm qua, Hội Nông dân xã Phúc Ninh (Yên Sơn) đã tạo điều kiện cho các hội viên tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, đồng thời xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình kinh tế hiệu quả..