Nuôi Dê Để Cải Thiện Cuộc Sống

Nhiều hộ nông dân ở ấp 3, xã Tân Thành (Bù Đốp - Bình Phước) đang phất lên nhờ kết hợp trồng tiêu và nuôi dê. Với lợi thế vốn đầu tư ít, dê thương phẩm có thị trường tiêu thụ lớn nên mô hình này đang được nhân rộng.
Dê là loài mắn đẻ, ít bệnh, nuôi không cần nhiều vốn, ít tốn công, chỉ vài cặp giống ban đầu, sau mỗi lứa sinh sản thì giữ lại những con khỏe mạnh, sinh sản tốt để làm giống. Thức ăn chủ yếu của dê là cỏ, lá cây và các phụ phẩm nông nghiệp. Từ những ưu thế đó mà nhiều hộ nông dân ở ấp 3, xã Tân Thành có thêm nguồn thu nhập không nhỏ mỗi năm.
Hầu hết các hộ nuôi dê đều phát triển theo hướng mở rộng chuồng trại. Chị Vũ Thị Loan ở ấp 3, xã Tân Thành cho biết: “Nhà tôi trồng hơn 1.000 nọc tiêu, chủ yếu trồng bằng cây keo để vừa tiết kiệm đổ cột bê tông, vừa lấy lá cây cho dê ăn. Ngoài lá cây dê còn ăn thêm cỏ, cám viên và bắp”.
“Nuôi dê không khó, nhưng đòi hỏi phải nắm vững kỹ thuật, theo dõi hàng ngày, không nên chăn thả sớm vì dê dễ mắc bệnh tiêu chảy. Hiện giá dê trên thị trường dao động từ 100 đến 130 ngàn đồng/kg. Thời gian dê con trưởng thành và sinh sản trong vòng 6-12 tháng, lúc này dê sẽ đạt trọng lượng 35-40kg/con” - chị Đặng Thị Kim có nhiều năm nuôi dê ở ấp 3, xã Tân Thành cho biết. Hiện trong chuồng nhà chị Kim nuôi 23 con dê, gồm 8 dê giống và 15 dê con.
Chị Kim nói: “Trung bình một năm, dê cái sinh 2 lứa, mỗi lứa 2-3 con. Chuồng trại không đòi hỏi diện tích lớn. Mỗi năm gia đình tôi xuất 2 lứa, mỗi lứa khoảng 7-10 con. Những năm gần đây nhu cầu thịt dê tăng nên mối lái từ nhiều nơi đến tận nhà mua chứ không phải chở đi bán như trước”. Nhờ nuôi trồng kết hợp, hàng năm gia đình chị Kim thu về 200 triệu đồng.
Chị Nguyễn Thị Minh cũng ở ấp 3, xã Tân Thành chia sẻ: “Chuồng nuôi dê phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ, thông thoáng, tránh nắng nóng và ẩm ướt. Nền chuồng phải phẳng, có rãnh thoát phân và nước thải. Nhờ nuôi đúng quy trình nên đàn dê gần 30 con nhà chị Minh lớn nhanh, ít bệnh. Dê đang trưởng thành ở tháng thứ 4 đạt trọng lượng trung bình 20-30kg/con. Hàng năm gia đình chị thu về khoảng 60 triệu đồng tiền bán dê thương phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) xuống giống 7.300ha lúa Thu đông. Trong tuần qua sâu bệnh trên lúa tăng mạnh lên 842ha (tăng 371ha so tuần trước). Nhiều nhất là rầy nâu 332ha, đáng lo là bệnh đạo ôn lá tới 208ha, tăng gần gấp 4 lần so tuần trước.

Do ảnh hưởng của nắng hạn, mực nước các hồ trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) thấp hơn mực nước chết, nguồn nước tưới cạn kiệt nên hầu hết các cây trồng chủ lực của địa phương đều tạm ngưng gieo trồng.

Chiều 9/7, UBND huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã tổ chức lễ phát động chiến dịch tháng ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn trên địa bàn huyện (từ ngày 9/7 đến 9/8).

Chiều 10-7, tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát về đề án tái cơ cấu nông nghiệp, UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Sau 2 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp bước đầu đạt được những kết quả khả quan.

Ngày 8/7, nhiều gia đình tại xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, nơi trồng hành lá lớn nhất tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện thương lái đang tới địa phương thu mua loại nông sản này với giá 18.000 đồng/kg, đây là thời điểm hành lá có giá cao nhất từ đầu năm đến nay.