Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên các loại cây trồng
Cụ thể, hướng dẫn bà con nông dân theo dõi diện tích lúa mùa chuẩn bị thu hoạch để hạn chế đổ ngã, chú ý bệnh đạo ôn lá, cổ bông, bệnh khô vằn, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm để có biện pháp phòng trừ hiệu quả, đảm bảo năng suất lúa vụ mùa.
Đồng thời có kế hoạch vệ sinh đồng ruộng, đắp bờ giữ nước cày ải chuẩn bị giống, vật tư nông nghiệp cho vụ Đông Xuân sắp tới.
Các đơn vị có diện tích trồng mía thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh gây hại, chú ý bệnh trắng lá mía phát sinh và phòng ngừa kịp thời nhằm hạn chế sự phát triển của bệnh.
Theo báo cáo, đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng hơn 4.000 ha lúa vụ mùa, 4.400 ha mỳ và trên 19.000 ha mía.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi thu hoạch lúa xong, nông dân ở các huyện Mộ Đức, Đức Phổ (Quảng Ngãi)… tận thu rơm rạ để bán với giá cao góp thêm một khoản thu không nhỏ cho gia đình. Lúa được mùa, rơm trúng giá, nông dân mừng ra mặt. Trung bình 1 tạ rơm, nông dân bán từ 500- 600 ngàn đồng.

Ông Nguyễn Văn Long ở phường Thái Hòa, TX.Tân Uyên là một trong những gương sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn phường nhiều năm liền. Ông được nhiều người biết đến nhờ đi đầu trong thực hiện mô hình nuôi cá lóc, mỗi năm thu về cả tỷ đồng.

Thời gian gần đây, thị trường nấm trên địa bàn tỉnh Nghệ An gần như "án binh bất động", hệ quả đến từ những thông tin nhạy cảm được đăng tải thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Hội thi “Bình tuyển cây bơ năng suất cao, chất lượng tốt năm 2014”, do Trung tâm Nghiên cứu, chuyển giao cây công nghiệp và cây ăn quả (NCCG CCN CAQ) Lâm Đồng vừa tổ chức, đã chọn được cây bơ “ưu tú” nhất trong tổng số 100 cây bơ ở các vùng trọng điểm trồng bơ trong toàn tỉnh gửi về dự thi.

Khoảng 3 năm trở lại đây, khi chủ trương xóa bỏ lò gạch thủ công được thực hiện, gia đình ông Phạm Văn Việt cũng như bao gia đình khác vùng đất Gia An (Tánh Linh) đã xóa bỏ lò gạch thủ công.