Nuôi Cua Trong Ruộng Lúa

Để triển khai mô hình thì ruộng lúa phải SX ổn định, tưới tiêu chủ động và sử dụng máy bơm khi cần thiết.
Phòng NN-PTNT huyện Tây Hòa (Phú Yên) phối hợp với Trung tâm Giống & kỹ thuật thủy sản của tỉnh triển khai dự án KH-CN “Xây dựng mô hình nuôi cua đồng trong ruộng lúa” do KS Nguyễn Dũng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện làm Chủ nhiệm.
Mô hình được triển khai tại hộ ông Nguyễn Ngọc Tuấn, thôn Phước Thành Nam, xã Hòa Phong với diện tích khoảng 5.000 m2 trên chân đất ruộng thịt có độ pH 7,2. Xung quanh bờ rào chắn bằng lưới cao 1,2 m; rào nghiêng về phía ruộng nuôi không cho cua trốn đi và có cống thoát nước ở cuối ruộng.
Ông Nguyễn Dũng cho biết, để triển khai mô hình thì ruộng lúa phải SX ổn định, tưới tiêu chủ động và sử dụng máy bơm khi cần thiết. Ruộng nuôi được đào rãnh thả ống tre để cho cua trú ẩn hạn chế gây hại nhau...
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, chủ hộ nuôi cho biết, sau khi chuẩn bị ruộng nuôi theo yêu cầu dự án, ngày 25/12/2013 bắt đầu gieo sạ thưa để ruộng thông thoáng, khả năng quang hợp tốt nên lúa đẻ nhánh rất sớm và khoẻ. Ngày 24/2/2014, tiến hành thả cua đợt 1 với số lượng 500 kg, tương đương với mật độ thả 10 con/m2. Cua giống được lựa chọn đúng quy cách, đồng đều và khỏe mạnh không bị gãy càng và không vàng bụng, trọng lượng từ 100 - 120 con/kg.
Sau 15 ngày nuôi ông thấy cua phát triển bình thường, sau 1 tháng thì cua lột vỏ, đạt 80 - 90 con/kg và sau 55 ngày đạt từ 65 - 80 con/kg. Thức ăn cho cua gồm cá tạp, ốc, hến, khoai lang, khoai mì băm nhỏ.
“Trong quá trình thực hiện mô hình tôi thấy cua và lúa hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một hệ sinh thái khép kín, hạn chế được việc sử dụng thuốc BVTV, giảm lượng phân bón chỉ bằng 1/2 so với ruộng lúa không làm mô hình. Kết quả thu hoạch lúa được 3.700 kg (tương đương 74 tạ/ha), bán giá 5.000 đ/kg, trừ chi phí lãi hơn 11 triệu đồng/vụ. Còn cua thu hơn 13 tạ (đạt tỉ lệ sống trên 80%) bán giá 40.000 đ/kg được gần 53 triệu đồng”, ông Tuấn cho hay.
Vụ HT 2014 ông Tuấn tiếp tục thực hiện dự án thả cua đợt 2 vào tháng 7 với số lượng 300 kg giống (loại 100 con/kg). Để đảm bảo mật độ nuôi 10 con/m2, từ tháng 5 ông đã tuyển chọn cua giống với số lượng bổ sung 20.000 con, tương đương 200 kg. Hiện lúa và cua sinh trưởng tốt, hứa hẹn bội thu.
Có thể bạn quan tâm

Hiện có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thực hiện quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đây là điều cần thiết trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, 2 tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) và GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn toàn cầu) có mức chênh lệch về đầu tư khá lớn, khiến nhiều nông dân rất đắn đo khi áp dụng.

Phải có giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi rồi mới hướng tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp với mục đích thay đổi nền nông nghiệp sản xuất lạc hậu, gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng khoa học - kỹ thuật một cách bền vững.

Ngày 12-12, tại Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc (huyện Thống Nhất), thuộc Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, đã diễn ra hội nghị phát triển sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu bằng phế - phụ phẩm nông nghiệp tại các tỉnh phía Nam, thu hút đông đảo nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tham gia.

Trong 2 ngày 9 và 10 -12, đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Phó trưởng ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn đến làm việc tại Đồng Nai, thẩm định việc xét công nhận huyện Xuân Lộc và TX.Long Khánh đạt chuẩn nông thôn mới.

Sáng 10-12, Đoàn công tác trung ương do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, Phó trưởng Ban chỉ đạo nông thôn mới Trung ương làm trưởng đoàn tiếp tục kiểm tra, đánh giá về xây dựng nông thôn mới tại TX.Long Khánh.