Trang chủ / Hải sản / Nuôi cua

Nuôi Cua Trong Rừng Ngập Mặn

Nuôi Cua Trong Rừng Ngập Mặn
Ngày đăng: 25/12/2010

Cua biển (Forskl) còn gọi là cua xanh, cua bể phân bố ở các nước chung quanh Việt Nam như Trung Quốc, các nước ASEAN, Ấn Độ... Cua ưa sống ở vùng biển nông, các cửa sông, eo vịnh, nơi có nhiều mùn bã hữu cơ... Khi thiếu thức ăn chúng có thể ăn thịt lẫn nhau.

Cách nuôi cua trong rừng ngập mặn không cần đầu tư nhiều, năng suất đạt 600-650kg/ha/vụ. Sau đây là một vài chỉ dẫn:

Vùng nuôi: Có nước mặn thường xuyên, độ mặn 10-25%o, nhiệt độ thích hợp 25-30oC. Không có nguồn nước ô nhiễm, tránh bão lớn, lũ lụt, sự xói mòn.

Quây lưới, đăng: Đăng chắn theo địa hình cụ thể từng nơi, có thể theo hình vuông hay hình chữ nhật. Diện tích 0,5-1ha, mức nước sâu lúc cao triều từ 0,8-1m, lúc triều cạn phải bảo đảm tối thiểu một nửa diện tích vùng có mức nước sâu 20-30cm. Mép trên của lưới có tấm nilon cao 50cm để cua không bò trốn. Chân lưới cắm sâu xuống bùn 50-70cm. Mức nước sâu nên duy trì 0,8-1m. Có cầu qua khu quây lưới để dễ dàng chăm sóc và cho ăn.

Chuẩn bị vùng nuôi: Rút cạn nước khi triều thấp nhất để diệt các địch hại của cua. Vùng nước không tháo cạn được thì dùng amonium sulfate 0,1kg/m2 và vôi sống (Ca0) 0,5kg/m2, cũng có thể dùng dễ cây ruốc cá có chứa rêtênon 0,5-2g/m3 nước để diệt các địch hại của cua.

Giống: Có đủ để thả cho 1 ha, mật độ thả: 5.000-10.000 con cỡ 30-40g/con hoặc chiều dài mai cua từ 5-10cm. Thả vào sáng sớm hay chiều mát khi nước triều lên.

Thức ăn: Băm cá tạp hay nội tạng ốc sên... cho cua ăn, lượng cho ăn hằng ngày bằng 6-10% trọng lượng cua. Cho ăn sáng, chiều.

Thường xuyên kiểm tra đề phòng chỗ rách của lưới quây. Điều chỉnh các yếu tố ôxy hòa tan, độ mặn, nhiệt độ, độ pH khi nước triều thay đổi.

Thu hoạch: Nuôi sau ba tháng cua đạt cỡ 200g, thu hoạch bằng cách bắt tỉa (khi triều thấp) chọn những con cua béo, đủ cỡ. Thu vét có thể dùng cào lúc triều lên.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi cua xanh ghép tôm sú Nuôi cua xanh ghép tôm sú

Nuôi cua kết hợp với tôm sú là mô hình hiệu quả và an toàn hơn. Vì hình thức nuôi này giúp cải thiện đáng kể môi trường ao nuôi, hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí

08/08/2020
Kỹ thuật nuôi cua đinh thương phẩm Kỹ thuật nuôi cua đinh thương phẩm

Cua đinh là đối tượng dễ nuôi, tỷ lệ hao hụt thấp, thịt ngon, ngọt nên rất được ưa chuộng. Hiện đang là loài thủy sản giúp nhiều người dân vươn lên làm giàu

09/09/2020
Nuôi cua biển sử dụng thức ăn công nghiệp tại Hà Tĩnh Nuôi cua biển sử dụng thức ăn công nghiệp tại Hà Tĩnh

Triển khai mô hình nuôi cua sử dụng thức ăn công nghiệp, bước đầu mang lại kết quả khả quan.

21/10/2020
Chọn giống cua đinh Chọn giống cua đinh

Để có được cua đinh giống chất lượng cần chọn mua giống ở những cơ sở có uy tín. Cua đinh giống được chia làm 3 loại, loại 1 từ khi nở đến 2 tuần tuổi bán

26/10/2020
Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn nuôi cua Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn nuôi cua

Chất lượng thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ sinh trưởng và sức khỏe của cua. Vì vậy, tùy vào giai đoạn phát triển của cua mà người nuôi cần xác định loại

29/10/2020