Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cua, Tôm Kết Hợp Hiệu Quả Và An Toàn

Nuôi Cua, Tôm Kết Hợp Hiệu Quả Và An Toàn
Ngày đăng: 02/05/2014

Nuôi cua xanh kết hợp tôm sú là một mô hình nuôi mang lại hiệu quả và đang được người dân ven biển ở TX Sông Cầu nhân rộng. Mô hình này vốn đầu tư ít, cua có thể ăn thức ăn thừa trong ao nên giúp cải tạo môi trường đáy ao, ít đầu tư về thời gian và công chăm sóc, không sử dụng thuốc nhiều như nuôi tôm chuyên canh.

Hiện nay, cua xanh thương phẩm được coi là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả và được bà con các vùng nuôi áp dụng bằng hình thức nuôi đơn hoặc nuôi ghép với đối tượng nuôi khác. Hình thức nuôi ghép cua xanh được bà con vùng nuôi trồng thủy sản xã Xuân Hải (TX Sông Cầu) thực hiện từ mấy năm nay.

Ông Nguyễn Văn Trương ở thôn 5, xã Xuân Hải là một trong những hộ đã thành công với cách nuôi kết hợp này. Vì ao nuôi nằm trong vùng chuyên canh nuôi tôm, nên nguồn nước, chất đất cũng phù hợp với tập tính sinh sống của cua, giúp cua phát triển tốt. Ông thả cua trước khoảng 35 đến 40 ngày, sau đó mới thả tôm.

Với diện tích 3,2ha, mỗi vụ ông Trương thả khoảng 10 vạn con cua giống và tôm sú khoảng 5 vạn con. Thời gian nuôi từ 5 đến 6 tháng, khi cua đạt trọng lượng khoảng 3 con/kg là có thể thu hoạch. Cua được thu hoạch trước và rải rác, tôm thu hoạch sau.

Ông Nguyễn Văn Trương cho biết: “Nhờ tham gia các lớp tập huấn do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tổ chức, qua nghiên cứu tài liệu, tờ rơi và được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật nên tôi mới mạnh dạn đầu tư nuôi cua theo kiểu xen canh này.

Khi cua còn nhỏ, cho cua ăn vào lúc sáng sớm và chiều mát, cua lớn hơn thì cho ăn một lần trong ngày. Thường xuyên thay nước và kiểm tra sức khỏe tôm, cua để kịp thời xử lý khi có dấu hiệu bệnh.

Thay nước cũng giúp giữ được nguồn nước sạch, phòng tránh cua bị nhiễm bệnh khi ở giai đoạn lột xác. Cách nuôi cua kết hợp tôm của ông Nguyễn Văn Trương tuy nhỏ lẻ nhưng bền vững và hiệu quả.

Theo ông Trương, nuôi cua kết hợp với tôm tuy lãi không nhiều như nuôi tôm sú hay tôm thẻ chân trắng đơn thuần, nhưng hiệu quả và an toàn hơn.

Bên cạnh đó, nuôi cua cùng với tôm sẽ cải thiện đáng kể môi trường ao nuôi, giúp hạn chế tình hình dịch bệnh, giảm chi phí đầu tư…”. Trước đây, ông Nguyễn Văn Trương nuôi tôm sú, sau đó nuôi tôm thẻ chân trắng, nhưng hiệu quả bấp bênh vì dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Hơn 3 năm nay, ông Trương chuyển sang nuôi tôm kết hợp với cua xanh.

Thời gian đầu, giống cua được ông thu gom trong tự nhiên, gặp cua gì nuôi cua nấy, vì vậy sản lượng cua thành phẩm không đồng đều. Những vụ sau, ông Trương mua cua giống từ các trại sản xuất cua giống nhân tạo nên kích cỡ đồng đều, sạch bệnh, sức đề kháng cao, tốc độ tăng trưởng nhanh… nên ít bệnh.

Ông Nguyễn Văn Trương cho biết, chi phí đầu tư một vụ khoảng 15 triệu đồng. Với giá cua gạch hiện nay từ 240.000 đến 280.000 đồng/kg, cua y từ 140.000 đến 160.000 đồng/kg, bình quân mỗi vụ ông Trương lãi từ 35 đến 40 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí.

Từ thành công của việc nuôi tôm, cua kết hợp đã mở ra một hướng đi mới giúp bà con các vùng nuôi tận dụng các hồ nuôi tôm không hiệu quả chuyển sang nuôi cua, nhằm đa dạng hóa đối tượng, cải thiện môi trường nuôi, tạo nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân ven biển.


Có thể bạn quan tâm

Cây Dừa Xiêm Đỏ Đang Thay Thế Dần Cây Lúa Ở Tiền Giang Cây Dừa Xiêm Đỏ Đang Thay Thế Dần Cây Lúa Ở Tiền Giang

Từ cuối tháng 3 đến nay, do trời nắng nóng nên giá dừa uống nước tăng cao, từ 60.000 đồng/chục (12 trái) lên 90.000 đồng. Dì Ba Thành ngụ ấp Bình Phong (Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang) phấn khởi cho biết: Với giá dừa này, 1,5 công dừa của tôi hiện cho trái, mỗi tháng thu hoạch được khoảng 3 triệu đồng bằng lợi nhuận làm ra từ 4 công lúa suốt hơn 3 tháng trời vất vả.

17/04/2013
Tình Trạng Bẫy Tôm Hùm Con Vẫn Tái Diễn Ở Bình Thuận Tình Trạng Bẫy Tôm Hùm Con Vẫn Tái Diễn Ở Bình Thuận

Mặc dù đang trong thời gian “giới nghiêm” cấm bẫy tôm hùm con của UBND tỉnh Bình Thuận. Nhưng tại một số nơi như: xã Thuận Quý (huyện Hàm Thuận Nam); phường Mũi Né, TP.Phan Thiết… tình trạng thả lưới bẫy tôm hùm con vẫn diễn ra.

18/04/2013
Sẽ Có Quy Định Về Quản Lý Hoạt Động Nuôi Chim Yến Sẽ Có Quy Định Về Quản Lý Hoạt Động Nuôi Chim Yến

Ngày 17/4, Bộ NNPTNT sẽ họp để xây dựng Thông tư quy định tạm thời về quản lý hoạt động nuôi chim yến nhằm đối phó ngay với việc phát hiện vi rút cúm A/H5N1 trên đàn chim yến tại Ninh Thuận, ngăn ngừa nguy cơ phát tán dịch.

18/04/2013
Phát Triển Cây Thanh Long Ruột Đỏ Tại Tân Thanh (Lâm Đồng) Phát Triển Cây Thanh Long Ruột Đỏ Tại Tân Thanh (Lâm Đồng)

Dễ trồng, ít tốn công lao động, sớm cho thu hoạch lại có năng suất và giá trị kinh tế cao nên cây thanh long ruột đỏ đang thu hút sự quan tâm của nhiều người dân xã Tân Thanh, Lâm Hà (Lâm Đồng). Tuy nhiên, việc trồng cây thanh long ở địa phương này còn nhỏ lẻ và mang tính tự phát. Để có thể khai thác hết giá trị kinh tế loài cây này mang lại, người dân cần có sự đầu tư đúng mức bên cạnh sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương.

18/04/2013
Giá Tôm Chân Trắng Thái Lan Tăng Mạnh Giá Tôm Chân Trắng Thái Lan Tăng Mạnh

Hội chứng tôm chết sớm (EMS) vẫn đang “tàn phá” tôm nuôi của Thái Lan khiến nhiều nhà NK tôm chân trắng của EU lao đao do giá tôm tăng mạnh. Tháng 12/2012. Giá tôm cỡ 70 con/kg cũng tăng từ 4,7 USD/kg lên 6,6 USD/kg.

19/04/2013