Nuôi Cua Gạch

Nuôi cua gạch cần có độ mặn cao, khoảng 25-35% để cua gạch phát triển tốt. Thức ăn là những loại cá tạp, còng, tép, ruốc, rau của. Khẩu phần cho ăn khoảng 5-10% trọng lượng cua nuôi, cho cua ăn 2 lần/ ngày, cho cua trong lồng ăn lúc nước đứng thì cua ít bị thương tích hơn. Khi nuôi cua trong ao cần thay nước hằng ngày theo triều với tỷ lệ 30% nước trong ao. Cần dọn sạch xác bã thức ăn trong ao, lồng mỗi ngày để tránh nhiễm bẩn gây hại cho cua. Không nên cho nhiều thức ăn, cua không ăn hết làm ảnh hưởng đến nguồn nước.
Sau khi nuôi 10-14 ngày. Tuỳ theo mức gạch ban đầu của cua giống, cần kiểm tra cua. Khi thấy hầu hết cua đã có gạch thì có thể thu hoạch được. Cua trong lồng được thu hoạch bằng vợt, cua nuôi trong ao có thể bắt bằng tay hoặc dùng vợt sau khi tháo cạn nước. Những cua ít gạch thì có thể để lại tiếp tục nuôi, tuy nhiên cũng không nên để quá lâu sau khi phát hiện cua đã dày gạch vì chúng sẽ dễ dàng tìm đường tẩu thoát, bị thoái hoá gạch hay bị chết do không đẻ được.
Có thể bạn quan tâm

Có thể nuôi trong các ao nhỏ (300-1000m2), đầm hay bãi triều có rào ví bằng đăng tre (diện tích vài chục đến vài trăm mét vuông hay lớn hơn). Riêng với nuôi trong ao, kết cấu ao và các bước chuẩn bị cũng tương tự như nuôi cua con thành cua thịt.

Cua biển rất thích hợp với vùng nước có độ mặn từ 0-30%o, dễ nuôi, vốn đầu tư không nhiều, sản xuất không đòi hỏi kỹ thuật cao, ít bệnh, nguồn giống có nhiều ở rừng ngập mặn ven biển và sản xuất nhân tạo, thức ăn chủ yếu là các loại cá biển rẻ tiền, chi phí thấp có thị trường tiêu thụ ổn định, hiệu quả kinh tế khá, cho thu nhập từ 25-28 triệu đồng/ha/vụ

Cầm trên tay con cua lột mềm nhũn vừa vớt lên, ông Hai Trâm - nông dân có thâm niên nuôi cua lột ở Phước Lại (Cần Giuộc, Long An) hồ hởi: “Sản phẩm cua lột của người dân Cần Giuộc chúng tôi không chỉ là món đặc sản của nhiều nhà hàng lớn trên Sài Gòn, mà nay còn xuất cả sang Tây”…

Cua đồng thuộc lớp giáp xác, bộ 10 chân. Ở nước ta cua đồng thường gặp ở vực nước ngọt: ao, hồ, ruộng, sông, suối, nước lợ nhạt vùng đồng bằng, trung du và miền núi.

Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn không cần đầu tư nhiều, năng suất đạt từ 600 đến 650 kg/ha/vụ. Sau đây là một vài chỉ dẫn.