Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cua Đồng Trên Ruộng Ở Đồng Tháp

Nuôi Cua Đồng Trên Ruộng Ở Đồng Tháp
Ngày đăng: 13/01/2013

Tận dụng trong mùa lũ nguồn cua đồng ngoài tự nhiên dễ tìm và giá thấp, nhiều nông dân ở ấp Khánh Nhơn và Khánh An, xã Tân Khánh Trung đầu tư mua cua và nuôi giữ đợi đến thời điểm giá cua lên cao mới thu hoạch. Hầu hết những nông dân thực hiện mô hình này đều có kinh nghiệm nuôi cua từ một vài năm trước nên có sự chuẩn bị tương đối tốt cho vụ nuôi năm nay.

Ruộng nuôi cua được chuẩn bị có bờ bao xung quanh và được rào kỹ bằng cao su để tránh cua di chuyển ra ngoài. Trong ruộng nuôi trồng nhiều rau muống, thả lục bình hoặc tàu dừa và giữ mực nước phù hợp để cua có nơi trú ẩn và phát triển thuận lợi. Hàng ngày theo dõi, quan sát xung quanh ruộng nuôi đề kịp thời phát hiện những nơi rò rỉ, những chỗ cao su bị rách, từ đó có hướng khắc phục kịp thời để cua không bị thất thoát ra bên ngoài. Định kỳ từ khoảng 5 ngày cho cua ăn một lần bằng khoai mì, ngoài ra có thể cho cua ăn thêm cám.

Theo kinh nghiệm của nhiều nông dân thì để nuôi đạt hiệu quả cần mua cua giống cỡ lớn và cứng vỏ, bên cạnh đó cần thả nuôi tập trung trong thời điểm từ tháng tám đến giữa tháng chín âm lịch. Không nên thả giống kéo dài để tránh có quá nhiều lứa cua trong ruộng, dễ dẫn đến cua tấn công trong lúc lột xác, làm hao hụt lớn.

Hiện nay tại các ruộng nuôi, cua đang phát triển thuận lợi và hầu hết các hộ nuôi đều nhận định tình hình sẽ khả quan hơn so với năm 2011. Được biết các ruộng nuôi cua năm nay sẽ được thu hoạch vào giữa tháng 12 âm lịch hoặc tháng giêng năm 2013 vì theo nông dân thời điểm đó cua có giá cao nên sẽ đạt được hiệu quả khả quan.

Thiết nghĩ, hiện nay nhu cầu về cua đồng trên thị trường khá lớn và giá cua khá cao nên nuôi cua đồng là một trong những mô hình mang lại hiệu quả cao nên nông dân có thể nghiên cứu học tập kinh nghiệm để đầu tư thực hiện trong mùa lũ năm 2013.


Có thể bạn quan tâm

Thành Lập Hợp Tác Xã Ca Cao Thống Nhất Thành Lập Hợp Tác Xã Ca Cao Thống Nhất

Hợp tác xã được thành lập trên cơ sở Câu lạc bộ ca cao Hưng Lộc với sự tham gia của 9 thành viên ban đầu, có vốn điều lệ 500 triệu đồng và hoạt động theo 6 nhóm ngành nghề: ươm và mua bán cây ca cao giống; sơ chế các loại trái cây sau thu hoạch; thu mua, buôn bán nông sản, sản xuất phân hữu cơ….

09/10/2014
Thu Nhập Bình Quân Đầu Người Ở 8 Xã Biên Giới Đạt 16 Triệu Đồng/người/năm Thu Nhập Bình Quân Đầu Người Ở 8 Xã Biên Giới Đạt 16 Triệu Đồng/người/năm

Qua triển khai đề án, diện tích sản xuất lúa cả năm 2013 của 8 xã biên giới thuộc huyện Tân Hồng, Hồng ngự và thị xã Hồng Ngự là 36.786 ha với tổng sản lượng 241.610 tấn. Số lượng chăn nuôi trâu, bò của các xã nói trên đạt 6.661 con; diện tích nuôi thủy sản là 650 ha với tổng sản lượng 27.210 tấn.

09/10/2014
Câu Chuyện Làm Giàu Của Một Nông Dân Vùng Biên Câu Chuyện Làm Giàu Của Một Nông Dân Vùng Biên

Sinh ra và lớn lên ở huyện Tân Hồng, khởi nghiệp gian nan với số đất ít ỏi trồng lúa ở vùng biên giới nhưng bằng sự năng động, mạnh dạn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã mang đến thành công cho anh Nguyễn Văn Phụng (SN 1969) ấp Đuôi Tôm, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng.

09/10/2014
Vị Xuyên Tăng Diện Tích Cải Xa-Lát Vụ Đông Vị Xuyên Tăng Diện Tích Cải Xa-Lát Vụ Đông

Cải Xa-lát là loại cây trồng vụ Đông, đã được bà con nông dân xã Đạo Đức trồng đại trà trong những vụ Đông trước đây. Qua thực tế cho thấy, đây là loại cây trồng ngắn ngày, công chăm sóc ít, nguồn tiêu thụ ổn định, hiệu quả kinh tế cao.

09/10/2014
Sản Xuất Đậu Tương Hàng Hóa Vùng Miền Núi Phía Bắc Còn Đó Những Nghịch Lý Sản Xuất Đậu Tương Hàng Hóa Vùng Miền Núi Phía Bắc Còn Đó Những Nghịch Lý

Mấy năm gần đây, sản xuất đậu tương của các tỉnh miền núi phía Bắc có xu hướng giảm dần về diện tích, sản lượng, năng suất không thay đổi qua những mùa vụ. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và lượng nhập khẩu tăng lên hàng năm... đây thực sự là nghịch lý sản xuất đậu tương đã, đang diễn ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có Hà Giang.

09/10/2014