Nuôi Cua Đinh Cho Giá Trị Kinh Tế Cao

Với sự năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, một số nông dân huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã mạnh dạn nuôi các vật nuôi mới. Trong đó, cua đinh là một trong những vật nuôi đem hiệu quả kinh tế khá cao.
Với sự năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, một số nông dân huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã mạnh dạn nuôi các vật nuôi mới. Trong đó, cua đinh là một trong những vật nuôi đem hiệu quả kinh tế khá cao.
Ông Trần Văn Thường (xã Phong Thạnh Tây B) là một trong những hộ thực hiện khá thành công mô hình nuôi cua đinh thương phẩm. Với 33 con cua giống ban đầu mua tại TP. Cần Thơ về nuôi thử nghiệm, sau gần 2 năm, trừ các khoản chi phí, ông Thường còn lời gần 50 triệu đồng.
Rút kinh nghiệm và hiệu quả của lần nuôi thử nghiệm, ông Thường tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại nuôi 110 con cua đinh. Hiện đàn cua đang phát triển tốt, con nhỏ nhất cũng hơn 1kg và lớn nhất gần 4kg. Dự kiến cuối năm nay, ông Thường sẽ chọn những con cua lớn để bán. Với giá cua đinh thương phẩm trên thị trường dao động từ 450.000 - 500.000 đồng/kg, ông sẽ thu lợi khá cao.
Cua đinh là loài động vật hoang dã dễ nuôi, nguồn thức ăn chủ yếu là các loại cá tạp. Ông Thường cho rằng, so với các loại động vật hoang dã như cá sấu, trăn, rắn, kỳ đà… thì cua đinh là loài động vật hiền lành, có họ như rùa, ba ba nên dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao. Người dân có thể tận dụng diện tích vườn tạp để xây chuồng nuôi cua đinh với hình thức kinh tế hộ, chỉ cần khoảng 3m2 thì có thể nuôi được 10 con cua đinh trưởng thành.
Xã Phong Thạnh Tây B có gần chục hộ nuôi cua đinh và là xã duy nhất của huyện Phước Long có mô hình nuôi cua đinh thương phẩm. Đây được xem là mô hình mới của huyện, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, ngành chức năng cũng cần quan tâm về mặt chuyên môn kỹ thuật, đánh giá hiệu quả kinh tế để khuyến cáo, hỗ trợ người nuôi. Qua đó, góp phần đa dạng hóa vật nuôi, giúp người dân tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Đầu tháng 5-2015, Nhà máy sản xuất nước dừa đóng hộp ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại trong ngành chế biến thực phẩm của Công ty Cổ phần XNK Bến Tre (Betrimex), tại Cụm Công nghiệp Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) đi vào vận hành thử nghiệm.

Hơn tuần nay, bà con nông dân tổ 10, 11, 13 ấp Bầu Sầm, xã Bàu Trâm (TX.Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) vui mừng thu hoạch chôm chôm sớm (ảnh). Mỗi vườn chôm chôm hàng ngày thu hoạch khoảng từ 1 - 2 tấn chôm chôm xuất đi các nơi.

Nhờ kiên trì theo đuổi việc nuôi và cho sinh sản nhân tạo càng đước (rùa răng, trọng lượng 7- 8kg), nông dân Võ Thành Ngay (52 tuổi, ấp Phú Bình, xã Phú Lộc, Tân Châu, An Giang) là một trong rất ít người bước đầu thành công với mô hình được cho là mạo hiểm, nhưng hiệu quả lại rất cao.

Hiện nay, việc ứng dụng phương pháp nuôi gà an toàn sinh học dưới tán cây lâu năm ở Bình Phước đã và đang mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi. Hình thức này còn góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời tạo ra sản phẩm gà sạch, bảo đảm an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Cách làm của hộ ông Lê Xuân Tuyến ở ấp 1, xã Minh Lập (Chơn Thành) là ví dụ điển hình.

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi, họ đang gặp phải nhiều vướng mắc liên quan đến vấn đề cấp phép kiểm dịch và nhập khẩu.