Nuôi Con Đặc Sản Mua Xe Hơi Tiền Tỷ

Năng động, nhạy bén với thị trường, ông Nguyễn Công Nguyên (55 tuổi, ở xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình) đã thành công với mô hình nuôi con đặc sản.
Ông Nguyên kể: Vừa làm ruộng, vừa xoay xở làm đủ nghề nhưng cũng chỉ đủ ăn. Thấy du khách tới Ninh Bình ngày càng nhiều và nhu cầu thưởng thức thực phẩm từ con nuôi đặc sản cũng tăng theo, ông có ý tưởng mở trang trại nuôi con đặc sản.
Năm 2006, gia đình ông được Ngân hàng CSXH cho vay 25 triệu đồng. Có vốn, ông nhận đấu thầu hơn 2ha đất hoang hóa của xã đầu tư xây dựng trang trại, trong đó có 0,5ha nuôi ba ba, cá lóc bông, còn lại là để nuôi lợn rừng. Khi mới nuôi lợn rừng, ông gặp không ít khó khăn do tập tính hoang dã của chúng.
Tìm hiểu kỹ, ông đã thành công trong việc cho đàn lợn rừng sinh sản. “Nuôi con đặc sản như lợn rừng, nhím... ít bị bệnh tật, thức ăn chỉ là rau xanh, củ, quả; thức ăn tinh như ngô, sắn… giá thành rẻ hơn so với thức ăn công nghiệp rất nhiều, giá bán lại cao hơn hẳn”- ông Nguyên cho hay.
Sau 8 năm, đến nay ông Nguyên đã xây dựng thành công mô hình nuôi con đặc sản tổng hợp. Mỗi năm gia đình ông thu lãi gần 500 triệu đồng từ ba ba, lợn rừng, gà thuốc, chim câu, chim cu…
Ông Nguyên tiết lộ 3 nguyên tắc sản xuất, kinh doanh để thành công, đó là: Tích cực tìm hiểu nhu cầu thị trường, đối tượng con nuôi phải là những thứ thị trường cần, đồng thời đa dạng hoá con nuôi nhằm hạn chế rủi ro. Nhờ nguyên tắc này, có thời điểm “sốt” ba ba, chỉ trong 1 năm ông cung ứng ra thị trường hơn 3.000 con, thu về cả trăm triệu đồng...
Nhờ có thu nhập cao và ổn định, ông tậu được xe hơi tiền tỷ, giúp đỡ con cháu phát triển kinh tế. Trạng trại của ông còn tạo việc làm ổn định cho 10 lao động địa phương với thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng.
Bà con muốn tìm hiểu kinh nghiệm nuôi con đặc sản của ông Nguyên, liên hệ số điện thoại: 0963.665.119.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, Chi cục thủy sản Ninh Bình đã tổ chức hội nghị nghiệm thu, đánh giá kết quả thả giống cá nác hoa trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình nuôi cá Nác hoa thương phẩm tại vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn”.

Trước khi đầu tư trồng, nông dân được công ty cung cấp giống quảng cáo là bắp có hạt dẻo, ngọt, rất được người tiêu dùng chuộng.

Đến tham quan trang trại thanh long ruột đỏ của ông Nguyễn Hữu Phước tại ấp 18, xã Khánh Thuận (Cà Mau), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước thành quả mang lại cho chủ nhân nó.

Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ nhiệm Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ cho biết: Thanh long ruột đỏ Đức Mỹ là giống Thanh Long ruột đỏ Long Định 1, trọng lượng trái trung bình từ 0,5 - 0,8 kg/quả, mẫu mã đẹp, năng suất, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Sản phẩm lúa làm ra được tiêu thụ hết theo hợp đồng; lợi nhuận của nông dân (ND) được đảm bảo, vai trò Hội ND được phát huy trong việc tổ chức lại sản xuất...