Nuôi Chim Trĩ Đỏ

Chim trĩ sức đề kháng rất tốt, ít bệnh tật, ít tốn công chăm sóc. Cho chim ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp trộn chung với lúa.
Năm 2011, ông Nguyễn Văn Hoàng (59 tuổi) ở ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) được một người bạn giới thiệu mô hình nuôi chim trĩ đỏ, ông đã đầu tư 30 triệu đồng mua chim giống bố mẹ với giá 3 triệu đồng/cặp. Cộng thêm tiền làm chuồng nuôi, tính tất cả đầu tư khoảng 50 triệu đồng.
Trong thời gian nuôi ông thấy chim phát triển tốt, nên gây giống và mở rộng chuồng trại nuôi thêm.
Chim con từ khi mới nở đến trưởng thành khoảng 1 năm.
Cho chim ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp trộn chung với lúa (lúa được ngâm nước để mềm, chim dễ nuốt).
Chim trĩ sức đề kháng rất tốt, ít bệnh tật, ít tốn công chăm sóc.
Ông Hoàng cho biết, chim trĩ trông khá giống gà chọi, nhưng thấp hơn, nhỏ hơn và nhìn rất đẹp, con đực mầu sắc sặc sỡ. Chim cái đến thời kỳ sinh trưởng, cho trứng suốt 9 tháng, mỗi ngày đẻ 1 quả. Loài chim này không ấp trứng, sau khi đẻ nếu không nhặt trứng thì chim mẹ có thể mổ bể trứng. Vì thế phải xây lò để ấp trứng. Hiệu suất ấp trứng đạt khoảng 50%, tức là 100 trứng được khoảng 50 con chim con.
Gia đình ông Hoàng đang sở hữu 16 chuồng chim giống bố mẹ, mỗi chuồng có 3 con (2 mái, 1 đực).
Với giá bán 1 triệu đồng/cặp chim con 2 tuần tuổi, 1,5 triệu đồng/cặp chim 2 tháng tuổi, 3 triệu đồng/cặp chim trưởng thành, năm vừa rồi ông thu lãi 300 triệu đồng.
Tính riêng đợt xuất chuồng cách đây hơn tháng, với số lượng hơn 100 con chim con 2 tuần tuổi, ông thu hơn 50 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Trước thực trạng nuôi gà lông trắng - loại gà công nghiệp đang được nuôi phổ biến- ngày càng không hiệu quả, người dân thua lỗ, đã có nhiều ý kiến cho rằng, nước ta nên bỏ nuôi giống gà này và chuyển sang nuôi gà lông màu.

Trạm Khuyến nông huyện Vân Canh (Bình Định) vừa tổ chức hội nghị tổng kết mô hình vỗ béo bò trước khi xuất bán tại xã Canh Hiển.

“Nhờ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH, gia đình tôi không chỉ được vay vốn hộ nghèo đầu tư phát triển sản xuất mà còn được vay cả vốn cho con đi học đến nơi đến chốn” - chị Nguyễn Minh Khuyến, thôn Dĩnh Tân, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang thổ lộ.

Đó là ý kiến của ông Trần Duy Thanh- Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp Hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam.

Trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ (KH-CN) giai đoạn 2015 - 2020, Quảng Nam tập trung phát triển hai sản phẩm đặc trưng là sâm Ngọc Linh và ô tô, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.