Nuôi Chim Bồ Câu Giống Pháp Lãi Hơn Nuôi Gà

Phòng Kinh tế thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã triển khai mô hình nuôi chim bồ câu giống Pháp quy mô hộ gia đình trên địa bàn, với 10 hộ tham gia. Từ 25 cặp chim bố mẹ ban đầu, đến nay mỗi hộ tham gia đã nhân lên từ 100 đến 130 cặp chim bố mẹ.
Qua theo dõi, từ khi chim non đến khi bán được bình quân từ 38 đến 40 ngày. Với giá chim bồ câu ra ràng là 200.000 đồng/đôi, chim bồ câu bố mẹ từ 350.000 đến 500.000 đồng/đôi, đã cho thu lãi gấp từ ba đến bốn lần so với nuôi gà.
Là một trong 10 hộ tham gia dự án nuôi chim bồ câu Pháp, ông Tạ Quang Nhi, phường Pú Trạng được đầu tư 25 cặp chim bố mẹ. Trong suốt quá trình nuôi, ông được cán bộ Phòng Kinh tế hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, tiêm phòng và cho chim ăn. Nhờ tuân thủ đầy đủ các kỹ thuật, chim sinh trưởng và phát triển tốt, chỉ từ 38 đến 40 ngày một lứa.
Chim giống nuôi 5 - 6 tháng thì sinh sản, mỗi cặp đẻ 2 trứng/lứa/tháng và ấp khoảng 15 - 20 ngày thì nở. Mỗi tháng, gia đình ông bán 100 cặp chim ra ràng với giá 200.000 đồng/cặp và chim giống giá 500.000 đồng/cặp. Sau khi trừ chi phí gia đình ông Nhi thu lãi khoảng 200 triệu đồng/năm.
Cũng như ông Nhi, ông Lò Văn Thái ở phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ được Phòng Kinh tế thị xã hỗ trợ đã xây dựng chuồng trại nuôi 25 cặp chim bồ câu Pháp. Ông Thái cho biết: "Mới đầu khi bắt chim giống về nuôi, gia đình cũng lo lắng không biết liệu có đạt kết quả không, nhưng cho đến nay thì thật sự yên tâm vì giống chim này phát triển rất tốt, không bị dịch bệnh và cho thu nhập ổn định".
Hiện, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái đã tổ chức nghiệm thu và đánh giá mô hình nuôi chim bồ câu Pháp cơ bản hợp khí hậu, thổ nhưỡng của vùng; kỹ thuật nuôi chim đơn giản, không đòi hỏi vốn đầu tư nhiều, hiệu quả kinh tế cao.
Trưởng phòng Kinh tế thị xã Nghĩa Lộ Lê Thị Kim Hoa cho biết: Thời gian tới, Phòng Kinh tế huyện sẽ tiếp tục theo dõi đánh giá chính xác hơn hiệu quả của mô hình để làm cơ sở trình UBND huyện, Sở Khoa học và Công nghệ xem xét để triển khai thêm nhiều mô hình đạt hiệu quả đến với người dân.
Có thể bạn quan tâm

Theo mục tiêu của dự án, đến năm 2020, sẽ có ít nhất 70% các công ty sản xuất chế biến cá tra (nhỏ và vừa) và 30% các hãng sản xuất thức ăn thủy sản tham gia chương trình sử dụng tài nguyên hiệu quả và sản xuất sạch; Ít nhất 50% các DN lớn của Việt Nam cung cấp các sản phẩm thủy hải sản đạt tiêu chuẩn ASC đến châu Âu và các thị trường quốc tế.

Dự án hỗ trợ nhân dân trồng 1 ha cỏ voi tại xã Minh Tâm; triển khai mô hình trồng cỏ voi VA06 tại 2 xã: Thành Công, Ca Thành, thu hút 31 hộ tham gia; tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật ủ chua thức ăn gia súc cho 65 học viên; hỗ trợ 864 túi ni lon ủ chua thức ăn và 17 máy thái cỏ cho 5 xã thuộc vùng dự án; hỗ trợ 8 hộ, mỗi hộ 2 triệu đồng để di dời chuồng trại ra khỏi gầm sàn nhà ở.

Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 5-2014, với tổng số 2.000 con gà giống do 20 hộ dân của xã Kim Bình (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) thực hiện; Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm khuyến nông Chiêm Hóa hỗ trợ 100% giá trị con giống, 50% thức ăn chăn nuôi, vacxin phòng bệnh, thuốc sát trùng chuồng trại…

Toàn tỉnh xảy ra 20 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 39,81 ha, trong đó, 14,76 ha rừng tự nhiên; 25,05 ha rừng trồng tại các huyện: Bảo Lâm 5 ha; Hòa An 7,7 ha; Hà Quảng 3,06 ha; Nguyên Bình 6,09 ha; Trùng Khánh; 3,89 ha; Trà Lĩnh 3 ha; Thông Nông 3,61 ha. Nguyên nhân gây ra cháy rừng do thời thiết nắng nóng cục bộ làm lớp thực bì chết khô dẫn đến nguồn vật liệu cháy cao; người dân chưa kiểm soát được nguồn lửa trong trình sản xuất, canh tác ở khu ven rừng.

Trong đó, tiêm 7.506 liều vắc xin lở mồm long móng và tụ huyết trùng cho trâu, bò; 5.380 liều vắc xin dịch tả lợn và 25.000 liều vắc xin Niucatson gà. Phun thuốc khử trùng tiêu độc phòng chống cúm H5N1 và H7N9 được 313.200 m2 tại 113 xóm.