Nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo

Sau 6 tháng nghiên cứu và thử nghiệm, Th.S Nguyễn Đặng Huỳnh, giảng viên Khoa Công nghệ sinh học, Trường Cao đẳng nghề Phú Yên và các cộng sự đã SX thành công đông trùng hạ thảo (ĐTHT) và đang tiến hành nuôi đại trà.
ĐTHT là một loại nấm sống ký sinh trên côn trùng, trên các vùng núi cao 3.000 - 4.000m so với mực nước biển như ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc)...
Hiện có trên 600 loài ĐTHT, tuy nhiên được biết đến nhiều nhất là Cordyceps Militaris và Cordyceps Sinensis, trong đó Cordyceps Militaris có tính năng vượt trội về dược chất có lợi cho sức khỏe con người. Theo Đông y, ĐTHT có tác dụng bổ thận nhuận phế, ích khí sinh tân, bình ổn âm dương.
Đối với giống nấm ĐTHT mà Th.S Nguyễn Đặng Huỳnh và các cộng sự nuôi cấy thành công là Cordyceps militaris.
"Ở nước ta, một số nơi đã SX thành công ĐTHT, tuy nhiên quy trình SX vẫn chưa được công khai. Bởi khó khăn nhất là việc tạo nguồn giống. Để tạo nguồn giống chúng tôi đã phải phân lập giống từ bào tử nấm ĐTHT rất nhiều lần mới có giống nấm cấp một.
Sau đó tiếp tục nhân giống cấp hai, nhân sinh khối và cấy giống vào môi trường và cũng thực hiện thí nghiệm nhiều lần để tìm điều kiện thích hợp về môi trường, nhiệt độ, độ ẩm… thuận lợi cho sự phát triển của nấm…”, Th.S Huỳnh chia sẻ.
Cũng theo Th.S Huỳnh, nấm được nuôi trên hai cơ chất, nhộng tằm nguyên con và trên cơ chất gạo lức (huyết rồng) cộng dung dịch dinh dưỡng (nhộng tằm xay nhuyễn, dịch chiết nước khoai tây, nước dừa và vitamin).
Sau 60-70 ngày nuôi, nấm ĐTHT bắt đầu cho thu hoạch. Về cảm quan nó ở dạng sợi, màu vàng cam, mềm, dai, chiều dài khoảng 5-7cm.
Được biết, sau khi tìm ra quy trình nuôi cấy phù hợp với ĐTHT, Th.S Huỳnh và cộng sự đã tiến hành SX ở phòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bào thực vật. Số lượng hũ giống được nuôi là 1.000 hũ.
Với cách làm nghiêm túc, quy trình được khép kín và giám sát chặt chẽ, ĐTHT phát triển tốt và cho thu hoạch 30-40 gr (nấm và cơ chất)/hũ.
Khi phân tích cả hai hoạt chất Cordycepin và Adenosin (2 hoạt chất quý trong ĐTHT) đều có hàm lượng khá cao và phù hợp với quy định về vệ sinh ATTP.
“Từ nay đến Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, chúng tôi sẽ triển khai nuôi đại trà ĐTHT với số lượng khoảng 50.000 hũ phôi nấm. Ngoài ra, có 3 cơ sở khác mua phôi nấm về SX với số lượng ban đầu là 5.000 phôi nấm/1 cơ sở”, Th.S Huỳnh cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm

Ngay sau vụ việc 14 cơ sở chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai bị Chi cục Thú y tỉnh kiểm tra, phát hiện vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, Chi cục Thú y TP.Hồ Chí Minh đã kiểm tra các cơ sở giết mổ. Trong 222 mẫu xét nghiệm, cơ quan chức năng phát hiện có 31 mẫu dương tính với chất cấm, trong đó có 20 mẫu được cho là có nguồn gốc từ Đồng Nai.

Sau hơn 20 năm lăn lộn trên thương trường, giờ đây ông làm chủ một trang trại chăn nuôi quy mô hiện đại với tổng doanh thu mỗi năm hàng tỷ đồng. Đó là cựu chiến binh Lương Văn Tuấn ở thôn Gia Tiến, xã Tân Trung, huyện Tân Yên (Bắc Giang).

Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh thông báo: Đơn vị này vừa phát hiện 8/31 mẫu heo dương tính với chất cấm thuộc nhóm beta - agonist (chất tạo nạc, thuốc tăng trọng cho heo) có xuất xứ từ tỉnh Tiền Giang khi nhập vào các lò giết mổ ở TP. Hồ Chí Minh. Ngày 10-8, trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Mến, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết, từ đầu năm đến nay, ngành chức năng tỉnh ta đã lấy rất nhiều mẫu ở nhiều nơi trong tỉnh để gửi xét nghiệm nhưng không phát hiện mẫu nào dương tính với chất cấm thuộc nhóm beta - agonist.

Tận dụng nguồn rơm sẵn có ở địa phương, sau khi thu hoạch lúa Hè thu, nhiều hộ dân ở Trường Long A, Tân Hòa, Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, mua rơm về chất nấm. Thời điểm này, bà con bắt đầu thu hoạch nấm, năm nay nấm rơm có giá cao, nên hộ nào trồng nấm năng suất thấp cũng có lời.

Sáng 13/8, Công an TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho biết, đã đưa đối tượng Nguyễn Thị Hằng My (26 tuổi, ngụ tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) và chồng là Lê Trọng Nghĩa (44 tuổi, ngụ tại quận 1, TP Hồ Chí Minh) về trụ sở Công an thành phố để làm rõ hành vi và mục đích trồng cây cần sa trái phép.