Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Tràu Không Giàu Cũng Khá Ở Bình Định

Nuôi Cá Tràu Không Giàu Cũng Khá Ở Bình Định
Ngày đăng: 24/05/2012

Dưới cái nắng xối xả hắt vào mặt, những người kéo lưới, bốc vác, cân cá cạnh ao nuôi cá tràu của nhà anh Huỳnh Văn Lượng ở xóm 7, thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ (Bình Định) vẫn cười nói vui vẻ vì vụ cá này của nhà anh được mùa được giá.

Vợ anh Lượng vừa ghi số cá từng mã cân vào sổ, vừa cho biết: cá tràu nuôi khoảng 4 tháng thì cho thu hoạch. Bình quân con to nhất nặng hơn 1 kg, nhỏ nhất 0,4 kg. Lứa cá này rất đều, đẹp, cả người bán, người mua đều ưng lòng. Với giá tiêu thụ bình quân 44.000 đồng/kg, chị Lượng phấn khởi không giấu giếm, lứa này chị xuất khoảng 2 tấn, tổng thu hơn 80 triệu, trừ chi phí, gia đình chị lãi ít nhất 40 triệu đồng. Được biết, gia đình chị nuôi 6 ao lớn nhỏ, diện tích hơn 400 m2, bình quân mỗi năm xuất bán từ 3 - 4 lứa, con số lãi chắc ăn không dưới 120 triệu đồng.

Bà con ở xóm 7, thôn Hòa Tân cho biết nuôi cá tràu có nhiều cái giống như nuôi tôm. Ao đìa phải chèn bao cát xung quanh và trải bạt cứng, đào giếng 20 - 30 mét để lấy nước ngọt nuôi cá, phải tuân thủ kỹ thuật trong xử lý ao đìa, vệ sinh nguồn nước, đảm bảo thức ăn tươi sống, không để dịch bệnh xảy ra… Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, nhiều hộ chỉ cần nuôi 3 - 4 ao đìa trên tổng diện tích 300 - 400 m2 cũng thu lãi trên dưới 100 triệu đồng mỗi năm.

Trưởng thôn Hòa Tân, anh Trương Minh Bé cho biết: phong trào nuôi cá tràu ở xóm 7 bắt đầu từ năm 2008 với vài hộ nuôi. Thấy nuôi có hiệu quả, nhiều hộ bỏ cây rau màu, chặt cây tạp vườn nhà, nghiên cứu kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm, đầu tư vốn làm hồ, tổ chức nuôi với số lượng giống thả nuôi ngày càng tăng. Hiện nay toàn xóm 7 đã có gần 40 hộ nuôi, trong đó hơn 50% hộ nuôi với quy mô lớn, mỗi lần xuất bán cả tấn, thu lãi mỗi năm cả trăm triệu đồng. Không ít hộ xóm 7 đã giàu có lên nhờ cá tràu, mà “không giàu cũng khá”, Trưởng thôn Hòa Tân khẳng định.

Phong trào nuôi cá tràu ở xóm 7 hiện đã lan ra các xóm 8, xóm 9 trong thôn với hơn 50 hộ nuôi, kéo theo niềm vui thu nhập không ngừng tăng, cải thiện và nâng cao mức sống cao hơn so với đa số hộ thiếu đất, thiếu vốn... quanh năm chỉ biết hạt lúa ven đầm và con tôm, con cá dưới đầm Trà Ổ...

Tuy nhiên, ngoài thiếu đất vườn nhà, thiếu vốn, ít thông tin về kỹ thuật nuôi cá tràu để đảm bảo nhiều hộ nuôi với quy mô nuôi lớn, năng suất thu nhập cao kinh tế địa phương tăng trưởng mạnh, thì nỗi lo lắng nhất hiện nay của chính quyền xã Mỹ Đức và bà con thôn Hòa Tân, nhất là xóm 7 là vấn đề nước thải từ các ao nuôi, với khối lượng lớn, độ bốc mùi tanh hôi nồng nặc khó chịu càng gia tăng vào mùa nắng nóng. Nếu có giải pháp khoa học xử lý vệ sinh nước thải và môi trường không khí ở đây của các nhà khoa học thì phong trào nuôi cá tràu ở xóm 7, Hòa Tân sẽ trọn vẹn.

Có thể bạn quan tâm

Lợi Ích Từ Việc Xen Canh Trong Vườn Cao Su Lợi Ích Từ Việc Xen Canh Trong Vườn Cao Su

Khi diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường chọn xen cây mì vào vườn cao su non nhưng đất ngày càng bạc màu, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng chính.

01/08/2013
Chăn Nuôi Theo Nhóm Kết Nối Và Sẻ Chia Chăn Nuôi Theo Nhóm Kết Nối Và Sẻ Chia

Sau thất bại của cy tiu, một số hộ dn ở x Thanh Ph (TX. Bình Long) đ chuyển đổi sang chăn nuôi để phát triển kinh tế. Với đặc điểm đất ít, nhiều hộ nuôi heo công nghiệp hiện đại đ từng bước hoàn chỉnh mô hình khp kín để tận thu nguồn lợi từ chăn nuôi. Cũng từ đó, mô hình chăn nuôi theo nhóm ra đời.

01/08/2013
Trồng Rau Nhíp Trong Vườn Điều Xen Ca Cao Trồng Rau Nhíp Trong Vườn Điều Xen Ca Cao

Cây điều nhiều năm mất mùa, mất giá, nhưng thay đổi loại cây trồng khác trên diện tích đất đồi dốc là điều rất khó đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Điểu Đan ở thôn 5, xã Minh Hưng (Bù Đăng) đã lên rừng mang giống rau nhíp về trồng xen trong vườn điều và ca cao. Đây là cách làm mới, vừa tăng thu nhập, vừa giúp bảo tồn một loại cây thực phẩm, có dược tính của đồng bào Xêtiêng ở Bình Phước.

01/08/2013
Có 34 Mô Hình Nuôi Ba Ba Ở Yên Bình (Yên Bái) Có 34 Mô Hình Nuôi Ba Ba Ở Yên Bình (Yên Bái)

Từ năm 2009, Trạm Khuyến nông huyện Yên Bình (Yên Bái) đưa vào thử nghiệm mô hình nuôi ba ba gai tại 3 xã là Tân Nguyên, Bảo Ái và Yên Bình.

14/01/2013
Người Trồng Mía Lao Đao Vì Giá Thấp Ở Thanh Hóa Người Trồng Mía Lao Đao Vì Giá Thấp Ở Thanh Hóa

Thời gian gần đây, Công ty CP Mía đường Lam Sơn (đóng trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), thu mua mía của các hộ dân tại xã Thọ Hải, Thọ Xuân với giá thấp, khiến nhiều hộ có nguy cơ lỗ nặng. Do đó, nhiều người dân đã chặn đường, không cho xe vào bốc mía chở về công ty.

15/01/2013