Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Hành Chăm Lãi Lớn Ở Thanh Hóa

Trồng Hành Chăm Lãi Lớn Ở Thanh Hóa
Ngày đăng: 07/05/2012

Vụ hè này, nhiều hộ nông dân ở Thanh Hóa đã trúng đậm vụ hành chăm với lãi lớn. Cây hành chăm có ưu điểm dễ trồng, tiết kiệm nước, củ hành chăm bé bằng hạt nhãn màu trắng, rất thơm nên dễ bán.

Trồng được trên đất khô hạn

Về huyện Ngọc Lặc những ngày này, đâu đâu cũng thấy người dân ra đồng thu hoạch hành chăm mặc cho cái nắng nóng lên đến 400C. Hành chăm được trồng ở đây từ nhiều năm nay, nhưng chủ yếu trồng trên đất khô hạn, thiếu nước không thể cấy lúa.

Tuy nhiên, do thấy cây hành chăm hiệu quả, năm nay, ngoài những diện tích thiếu nước không thể cấy lúa, người dân còn cấy cả trên những ruộng chiêm. Hành chăm chủ yếu được trồng ở các xã Cao Ngọc, Minh Tiến, Minh Sơn… với diện tích khoảng 60ha.

Việc thu hoạch hành chăm cũng khác với hành tím, tỏi. Hành chăm mọc thành cụm và đẻ củ ra xung quanh, củ to bằng hạt ngô, hình tròn, các củ lại rời nhau nên buộc phải cào đất ra nhặt, chứ không nhổ được như hành thường.

Xã Cao Ngọc là xã trồng nhiều hành chăm nhất huyện Ngọc Lặc, với khoảng 20ha. Anh Phạm Văn Tiếp, ở thôn Ủng xã Cao Ngọc trồng 3 sào hành cho biết: "Đặc điểm của hành chăm có thể chịu được hạn, nên có thể tận dụng trồng ở những chân ruộng không có nước. Trước đây, chúng tôi chỉ trồng để "lấp đất", nhưng vài năm gần đây, cây hành chăm đang dần trở thành cây chính trong vụ xuân - hè".

Lãi gấp đôi trồng lúa

Anh Phạm Văn Thành, thôn Vìn xã Cao Ngọc cho hay: "Thời gian sinh trưởng của hành chăm chỉ khoảng 3 đến 3 tháng rưỡi, ngắn thời gian hơn lúa, trong khi đó vốn đầu tư ít. Theo tính toán của anh Thành, mỗi sào hành chăm chỉ trồng hết khoảng 5kg giống, mỗi hốc cần 1 củ hành nhỏ, khi thu hoạch mỗi hốc cho gần 1 bát con củ. Như năm nay trung bình đạt khoảng 2,3 tạ củ/sào, nhân với giá 1,8 - 2 triệu đồng/tạ, tính ra lãi gấp đôi trồng lúa" - anh Thành cho biết.

Được biết, hành chăm chủ yếu được bán tại chỗ cho các thương lái. Chị Lê Thị Hằng, một thương lái thường xuyên buôn hành chăm ở đây cho hay: "Hành chăm có thể sử dụng để làm hương liệu cho rất nhiều món ăn. Mùi của hành rất thơm. Không chỉ là "rau sạch", hành chăm còn là một vị thuốc, nên đang ngày càng được nhiều người tiêu dùng ở thành phố lựa chọn".

So với năm trước, vụ hành chăm năm nay thời tiết khá thuận lợi nên cây phát triển tốt, cho củ sai, to đều. Nếu năm ngoái, sản lượng chỉ đạt khoảng 2 tạ/sào, thì năm nay có hộ đạt tới 2,6 tạ/sào, trung bình 2,2 tạ/sào. Giá năm nay cũng cao hơn năm ngoái 4.000 đồng/kg. Niềm vui được mùa, được giá hiện rõ trên khuôn mặt của chị Phạm Thị Tươi, làng Cọn (xã Cao Ngọc).

Chị Tươi cho biết: "Do thiếu nước cày cấy, nên cả 4 sào đất, tôi dồn trồng hành chăm cả. Cũng may còn trồng được cây hành chăm, chứ trồng ngô cũng không ăn thua do không có nước. Với 4 sào hành, nếu thu hoạch hết, tôi thu về khoảng 18 triệu đồng".

Có thể bạn quan tâm

Chăn Nuôi Thủy Sản Đang Từng Bước Phát Triển Chăn Nuôi Thủy Sản Đang Từng Bước Phát Triển

Phát huy lợi thế mặt nước, thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi nhằm khai thác nguồn lực phục vụ phát triển, thời gian qua, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang được nhiều hộ dân quan tâm, mở rộng quy mô, diện tích chăn nuôi, góp phần đáng kể trong nâng cao thu nhập cho người dân.

12/01/2015
Cá Lau Kiếng Không Chỉ Làm Cảnh Mà Còn Là Món Ngon Cá Lau Kiếng Không Chỉ Làm Cảnh Mà Còn Là Món Ngon

Cá lau kiếng còn gọi là cá dọn bể hay cá tỳ bà, loại cá nước ngọt, có xuất xứ từ Nam Mỹ được người chơi cá cảnh trong nước nhập về để nuôi làm cảnh, nhưng sau đó phát tán ra môi trường tự nhiên khiến chúng sinh sôi và xuất hiện tại hầu khắp các sông, rạch, ao, hồ tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL trong những năm gần đây.

12/01/2015
Tăng Cường Phòng, Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Tăng Cường Phòng, Chống Dịch Bệnh Thủy Sản

Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, các chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản về nguy cơ, tác hại của bệnh dịch trong nuôi trồng thủy sản, góp phần phát triển nghề nuôi trồng thủy sản an toàn và bền vững, nhiều địa phương đã lên kế hoạch và chuẩn bị kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi năm 2015.

12/01/2015
Xuất Khẩu Thủy Sản 2015 Không Quá Lạc Quan Xuất Khẩu Thủy Sản 2015 Không Quá Lạc Quan

“Với kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 7,92 tỷ USD, vượt kế hoạch hơn 1 tỷ USD, đây là một năm rất thành công, nhưng cũng là năm đầy vất vả của cả nông dân và doanh nghiệp (DN)”, đó là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tại buổi gặp gỡ báo chí TPHCM ngày cuối năm 2014.

12/01/2015
Bạc Liêu Nghiên Cứu Thành Công Mô Hình Sản Xuất Nghêu Giống Và Nuôi Cá Sặc Rằn Bạc Liêu Nghiên Cứu Thành Công Mô Hình Sản Xuất Nghêu Giống Và Nuôi Cá Sặc Rằn

Sở KH-CN vừa nghiệm thu 2 dự án khoa học gồm: Dự án xây dựng mô hình sản xuất nhân tạo nghêu giống ở tỉnh Bạc Liêu và Dự án sản xuất giống và nuôi cá sặc rằn trong ao đất và trong ruộng lúa kết hợp. Thành công mang lại từ các dự án trên mở ra cho nông dân cơ hội sản xuất nghêu giống và cá sặc rằn.

12/01/2015