Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Tra Quy Mô Nhỏ Khả Năng Áp Dụng Tiêu Chuẩn Xã Hội Và Môi Trường Còn Thấp

Nuôi Cá Tra Quy Mô Nhỏ Khả Năng Áp Dụng Tiêu Chuẩn Xã Hội Và Môi Trường Còn Thấp
Ngày đăng: 02/06/2012

Ngày 29/5/2012 tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) đã tổ chức hội thảo “Đánh giá khả năng áp dụng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường đối với nuôi cá tra thương phẩm trong phạm vi các hộ nuôi quy mô nhỏ tại Việt Nam” nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu và tham vấn ý kiến của các bên liên quan. Đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan nghiên cứu như Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN và PTNT), Sở NN và PTNT tỉnh Đồng Tháp và An Giang và đại diện các tổ chức WWF, Oxfam Novib, Trung tâm Hợp tác quốc tế Hội Nghề cá Việt Nam (ICAFIS) đã tham dự.

Hiện nay, nuôi cá tra thương phẩm XK với quy mô lớn gồm vùng nuôi cá tra của DN, hộ nuôi lớn, hộ nuôi có liên kết với nhà máy đang chiếm phần lớn trong chuỗi sản xuất cá tra. Để nâng cao uy tín, chất lượng và đẩy mạnh XK cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới, nhiều DN và người nuôi đã chủ động tìm hiểu, đăng ký tham gia các tiêu chuẩn quốc tế về nuôi trồng thủy sản như GlobalGAP, BMP, SQF 1000CM… Tuy nhiên, trong năm 2011 nhóm hộ nuôi nhỏ vẫn cung cấp từ 30 – 40% sản lượng cá tra cho chế biến. Đây cũng là nhóm gặp nhiều khó khăn hơn khi áp dụng các tiêu chuẩn nuôi do đặc thù phát triển tự phát, phân tán tùy theo nhu cầu và giá trên thị trường và nuôi theo phương thức truyền thống.

Để tiếp cận nhóm đối tượng này, MCD đã phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) triển khai nghiên cứu trong vòng 6 tháng nhằm đánh giá hiện trạng nuôi cá tra quy mô nhỏ và khả năng áp dụng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường đối với nuôi cá tra thương phẩm của các hộ nuôi quy mô nhỏ tại tỉnh An Giang và Đồng Tháp.

Nghiên cứu lấy các tiêu chí trong Đối thoại Nuôi cá tra (PAD) là mốc tham khảo chính và đi sâu vào 3 trong 7 chủ đề chính của PAD gồm “tuân thủ pháp luật”, “ô nhiễm nước và quản lý chất thải”, và “trách nhiệm xã hội và mâu thuẫn người dùng”.

Mục tiêu của MCD là xác định các hạn chế về năng lực trong việc áp dụng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường của các hộ gia đình nuôi cá tra quy mô nhỏ; đề xuất giải pháp cho các hạn chế đã được xác định; tuyên truyền và nâng cao nhận thức trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản tốt (GAP).

Tại hội thảo, đại diện Sở NN và PTNT tỉnh Đồng Tháp và An Giang đã chia sẻ những khó khăn thách thức đối với mô hình nuôi cá tra quy mô nhỏ trong áp dụng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường như: cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ thủy sản yếu kém, diện tích nuôi nhỏ nên không đáp ứng được thiết kế và yêu cầu về điều kiện cơ sở nuôi; thiếu nguồn vốn sản xuất do tài sản thế chấp nhỏ, ngân hàng hạn chế cho vay; chi phí đầu vào tăng và còn nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm vì giá cả đầu ra không ổn định; quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, chồng chéo nhất là quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm, thức ăn, hóa chất; về nhận thức, người nuôi không mặn mà với nuôi thủy sản an toàn chất lượng…

Nghiên cứu của MCD cho thấy hiện trạng năng lực áp dụng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường của các hộ nuôi quy mô nhỏ là tương đối thấp, muốn cải thiện tình hình cần cố gắng thay đổi nhiều từ hầu hết các bên liên quan đến quá trình nuôi cá tra nguyên liệu, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng như nỗ lực từ chính những người sản xuất.

Có thể bạn quan tâm

Sau 3 Năm Áp Dụng Thí Điểm Mô Hình Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả, Nhưng Khó Nhân Rộng Sau 3 Năm Áp Dụng Thí Điểm Mô Hình Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả, Nhưng Khó Nhân Rộng

Việc áp dụng đệm lót sinh học (ĐLSH) vào chăn nuôi đang đem lại nhiều hiệu quả trong việc giúp nông dân giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chi phí thức ăn, công chăm sóc, giúp lợn tăng trọng nhanh... Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình này đang gặp nhiều khó khăn.

26/05/2014
Vươn Lên Làm Giàu Từ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Vật Nuôi Vươn Lên Làm Giàu Từ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Vật Nuôi

Quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, chị Nguyễn Thị Xuyến, đội 19, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) tìm ra hướng đi đúng trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng nâng cao thu nhập từ mảnh ruộng của gia đình.

26/05/2014
Đồng Tháp Triển Khai Mô Hình Tiêu Chuẩn GlobalGap Cá Điêu Hồng Đồng Tháp Triển Khai Mô Hình Tiêu Chuẩn GlobalGap Cá Điêu Hồng

Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp tổ chức triển khai mô hình tiêu chuẩn GlobalGap cá Điêu Hồng. Có 20 hộ dân đang thả nuôi trên 50 lồng bè thuộc Hợp tác xã cá điêu hồng xã Bình Thạnh tham dự.

27/05/2014
Người Nuôi Tôm Gặp Khó Người Nuôi Tôm Gặp Khó

Thời tiết diễn biến thất thường là nguyên nhân khiến cho hàng loạt đầm nuôi tôm công nghiệp vùng Hoàng Mai, Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị chết ngay từ đầu vụ thả. Hàng trăm hộ nuôi tôm ở các địa phương này đang đối mặt với nguy cơ trắng tay do dịch bệnh. Nếu không thực hiện tốt các biện pháp ngăn chặn một cách đồng bộ, dịch bệnh có thể lây lan trên diện rộng...

27/05/2014
Cà Mau Khai Thác Bãi Nghêu 3.000 Ha Cà Mau Khai Thác Bãi Nghêu 3.000 Ha

Nhằm tránh nạn tranh giành khai thác nghêu giống mỗi khi vào mùa, ngành chức năng địa phương đã hợp nhất 16 HTX hiện hữu thành 1 HTX nuôi nghêu Đất Mũi. HTX mới này chịu trách nhiệm quản lý, khai thác bãi nghêu rộng 3.000ha; trong đó, khoảng 600ha là vùng nuôi nghêu thương phẩm, diện tích còn lại để khai thác nghêu going.

27/05/2014