Nuôi Cá Tầm Ở Đa Mi

Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi nằm trên lưu vực sông La Ngà thuộc sông Đồng Nai là sự kết nối giữa 2 nhà máy Hàm Thuận và Đa Mi cách nhau khoảng 10km, trên địa bàn 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận với diện tích mặt thoáng khoảng 25,2 km2. Nhà máy thủy điện Hàm Thuận gồm 2 tổ máy với công suất 300MW. Nhà máy thủy điện Đa Mi gồm 2 tổ máy với công suất là 175MW.
Với đặc điểm là hồ chứa nước từ nhà máy Hàm Thuận, nên mực nước ở nhà máy Đa Mi luôn tràn đầy và trong xanh quanh năm nên Công Ty cổ phần Tầm Long Đa Mi đã quyết định đầu tư nuôi cá tầm thương phẩm. Theo Kỹ sư Trần Văn Tuấn: Công ty đưa vào nuôi thử nghiệm 20 lồng với 23.000 cá giống, sau 3 tháng cá tầm phát triển khá tốt, nên công ty tiếp tục phát triển thêm 30 lồng nữa để nuôi. Cá Tầm lớn rất nhanh trong 3 tháng đầu. Sau 1 năm có con đạt trọng lượng từ 2,5 đến 3kg/con. Các chuyên gia Nga được công ty thuê đã đánh giá hồ thủy điện Đa Mi đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về nhiệt độ, môi trường trong sạch, có dòng chảy thích hợp nếu đầu tư đúng mức, nơi đây sẽ trở thành trung tâm sản xuất cá tầm và trứng cá đen uy tín hàng đầu của Việt Nam và thế giới.
Được biết, cá tầm xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng 200 triệu năm, vì thế chúng trở thành một trong những loại cá có vây tia cổ đại hiện nay. Đây là loại cá sống tại vùng nước lạnh tại vùng biển Caspian, Biển Đen và các vùng sông hồ như: Delaware, Rhin, Garonne, Elbe, Volga, Danube và hồ Ladoga. Cá tầm là loại cá xương sụn, thân có hình ống da dầy, nhám và không có vây. Trong các món ăn đặc sản ở Nga, Trung Quốc, Đan Mạch, Pháp… món được toàn thế giới biết đến là trứng cá tầm (CAVIAR) và đây được coi là món ăn cho những người giàu có và giới quyền thế. Đối với thịt và sụn cá tầm cũng chế biến được rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng.
Hàng ngày các nhân viên kỹ thuật của Công ty phải kiểm tra trọng lượng, sức khỏe và số lượng cho từng đàn cá.
Có thể bạn quan tâm

Ông Huỳnh Kim - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Cù Lao Dung cho biết, trong các năm qua, đơn vị đã tập trung ưu tiên đầu tư vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Riêng với cây trồng chủ lực của địa phương là cây mía, Agribank Cù Lao Dung có sự quan tâm đặc biệt hơn.

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa nghiệm thu đề tài “Chọn tạo giống lúa phẩm chất tốt có khả năng chịu ngập, chịu hạn và chống chịu sâu bệnh hại chính cho tỉnh An Giang”, do Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long làm chủ nhiệm.

Cá nàng hai còn có một tên gọi khác là cá thát lát cườm. Thịt loài cá nàng hai có mùi thơm, chất lượng thịt ngon, có thể chế biến ra nhiều món ăn cao cấp phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Nhận định được những khó khăn gặp phải, Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ hai huyện Pác Nặm đã giảm chỉ tiêu phát triển đàn trâu, bò đến năm 2015 xuống còn 23.000 con. Tuy đã giảm nhưng để hoàn thành được chỉ tiêu này đòi hòi những giải pháp tích cực hơn nữa của ngành hữu quan.

Ngày 21-8, trên sông Tiền, thuộc địa bàn phường Long Thạnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, Trung tâm giống thủy sản, Chi cục Thủy sản và Hiệp hội Thủy sản tỉnh An Giang (AFA) cùng với nhân dân trong tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ đã tổ chức "Thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Tiền".