Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Ở Đầm Hà: Hứa Hẹn Hướng Phát Triển Mới

Nuôi cá rô đầu vuông là một trong những mô hình kinh tế mới của xã vùng cao Quảng Lợi (Đầm Hà, Quảng Ninh), thời gian qua với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quảng Ninh, Đoàn Thanh niên và Hội nghề cá huyện Đầm Hà, mô hình nuôi (bán thâm canh) cá rô đầu vuông thương phẩm đã được thực hiện thành công, mang hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm được triển khai thực hiện tại hộ gia đình anh Trần Văn Vững, thôn Châu Hà, xã Quảng Lợi (ảnh) từ cuối tháng 5-2013, diện tích ao nuôi 1.000m2, với 10.000 con cá giống. Trước khi tham gia mô hình, anh Trần Văn Vững đã được tập huấn, đồng thời được Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quảng Ninh, Hội nghề cá và Đoàn Thanh niên huyện hỗ trợ về con giống, thức ăn, và tư vấn, hướng dẫn về kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi.
Qua hơn 3 tháng nuôi, đến nay gia đình anh Vững đã thành công với mô hình này, hiện tỷ lệ cá sống từ 80 - 85%, cá đạt trọng lượng từ 7 - 8 con/kg. Cá rô đầu vuông có ưu điểm là sinh trưởng nhanh hơn cá rô đồng, thức ăn cho cá phong phú gồm: sinh vật phù du, thức ăn công nghiệp… Trần Văn Vững chia sẻ: “Cá rô đầu vuông trên thị trường hiện đang bán với giá khoảng 60.000 đồng/kg.
Để nuôi thành công cá rô đầu vuông cần cải tạo, khử khuẩn ao nuôi thật tốt, thay nước ao thường xuyên. Trong quá trình nuôi cần chú ý theo dõi, phát hiện một số bệnh thường gặp như nấm và phòng bệnh bằng cách dùng vôi để khử trùng ao nuôi, ngoài ra có thể kết hợp nuôi cá rô đầu vuông với một số cá nước ngọt khác. Đây là mô hình có thể nhân rộng trên địa bàn xã Quảng Lợi cũng như các địa phương khác trên địa bàn huyện”.
Với sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quảng Ninh, Đoàn Thanh niên và Hội nghề cá huyện Đầm Hà không chỉ giúp đoàn viên, nông dân trên địa bàn huyện phát triển kinh tế nâng cao thu nhập mà còn mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân trên địa bàn huyện có thể phát triển và nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Từ kết quả, ngành nông nghiệp khuyến cáo các nhà vườn tích cực ứng dụng các biện pháp phòng trừ đúng cách, ngăn chặn sâu đục trái bưởi bùng phát trở lại.

Theo tập tục canh tác từ xưa, người Dao ở Khuổi Đác, xã Mai Lạp, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) chỉ biết phát đồi làm nương trồng ngô chứ không biết làm ruộng.

Chương Mỹ có diện tích đất nông nghiệp được dồn điền đổi thửa (DĐĐT) lớn nhất thành phố. Cũng nhờ DĐĐT, bà con đã có những mùa vàng bội thu.

Những năm trước Bùi Văn Đạt (thôn Thuận Hải, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông) vẫn đi làm thuê, cuốc mướn khắp nơi. Trong một lần sang huyện Tuy Đức đào khoai thuê, anh chứng kiến cảnh nườm nượp người đến mua dây, mua củ.

Từ đầu năm đến nay, do đầu ra bấp bênh và giảm liên tục, người chăn nuôi cả nước tiếp tục chịu cảnh thua lỗ. Không có vốn để tái đàn, thay vì làm ông chủ, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi gia công cho các công ty chăn nuôi nước ngoài. Nếu không sớm có giải pháp khắc phục, chỉ một thời gian ngắn nữa, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ lệ thuộc 100% vào nước ngoài.