Nuôi Cá Lồng Trên Sông Sẽ Được Nhân Rộng

Chi cục Thủy sản tỉnh tổ chức hội nghị thăm quan đề tài “Nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm một số loại cá có giá trị kinh tế cao bằng lồng trên sông Đuống” tại huyện Gia Bình.
Đề tài được triển khai ở 2 hộ dân thuộc thôn Chi Nhị, xã Song Giang và thôn Mỹ Lộc, xã Cao Đức, trong thời gian 1 năm từ tháng 3-2014 đến tháng 3-2015. Tổng kinh phí thực hiện đề tài là 2,5 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách sự nghiệp KHCN của tỉnh là 700 triệu đồng, vốn người dân tự đóng góp là 1,8 tỷ đồng.
Chi cục Thủy sản hỗ trợ các hộ nuôi về con giống, vật tư, kỹ thuật chăm sóc cá, kỹ thuật lắp đặt 20 lồng nuôi gồm 12 lồng cá điêu hồng, 4 lồng cá lăng và 4 lồng cá chép lai. Kết quả bước đầu cho thấy, các đối tượng cá nuôi trong lồng đều sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng bình quân từ 0,4 – 1,2kg/con, không có dịch bệnh lớn xảy ra.
Trên cơ sở thực tế mô hình, Chi cục Thủy sản tiếp tục triển khai nuôi cá thương phẩm bằng lồng trên các lưu vực sông của tỉnh, tập trung vào các loại cá nuôi có giá trị kinh tế như: cá rô phi điêu hồng, trắm cỏ, trắm đen, chép lai.
Nguồn bài viết gốc: http://baobacninh.com.vn/news_detail/84562/nuoi-ca-long-tren-song-se-duoc-nhan-rong.html
Có thể bạn quan tâm

Sản lượng tôm nuôi trên toàn cầu đã hồi phục trong năm 2014, nhưng dự kiến sẽ quay đầu giảm 9% trong năm nay do giá giảm, theo nhận định của Fernando Garcia, giám đốc phát triển kinh doanh nuôi trồng thủy sản của Epicore BioNetworks.

Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam đang đứng đầu khu vực về lượng hàng xuất khẩu bị vi phạm quy định hóa chất kháng sinh trong khu vực.

Cho dù các chuyên gia lẫn các nhà quản lý cảnh báo chăn nuôi là một trong những ngành chịu thiệt thòi nhất khi Việt Nam gia nhập TPP thì trên thực tế, hoạt động chăn nuôi vẫn đang mở rộng khá nhanh, nhất là tại Đồng Nai - địa phương có tổng đàn gia súc lớn nhất nước.
Vào khoảng giữa tháng 6, hành tây Đà Lạt mua tại vườn chưa tới 3.000 đồng/kg, đến thời điểm hiện tại loại hàng này đã đội giá lên gấp hàng chục lần. Với mức giá từ 25.000- 40.000 đồng/kg (tùy loại) dù được xem là cao kỷ lục, nhưng nông dân vẫn không có hàng để bán.

Thời gian qua, bằng nhiều giải pháp, các doanh nghiệp đã và đang nỗ lực đưa hàng Việt “phủ sóng” ở nông thôn, đặc biệt là những vùng khó khăn.